0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 19/07/2023 07:39 (GMT+7)

Tập đoàn Geleximco lãi 66 tỷ đồng trong năm 2022

Theo dõi KT&TD trên

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 18/7 công bố báo cáo định kỳ về tình hình tài chính năm 2022 của Tập đoàn Geleximco - CTCP, ghi nhận lợi nhuận sau thuế 66 tỷ đồng, giảm 86,5% so với thực hiện của cùng kỳ 2021.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Geleximco giảm 6,8% về còn 27.985 tỷ đồng, bên kia bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng nhẹ lên 11.516 tỷ đồng trong khi tổng nợ phải trả giảm 10,7% về còn 16.468 tỷ đồng với 4.146 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu.

Theo báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi được HNX đăng tải ngày 25/4, Geleximco trong năm 2022 đã chi 562 tỷ đồng trả lãi và 2.231,4 tỷ đồng thanh toán tiền gốc trái phiếu, trong đó mua lại toàn bộ 2 mã trái phiếu GELEXIMCO.BOND.2020 và GELEXIMCO.BOND. 2020.2022.

Tính đến cuối năm 2022, tập đoàn này vẫn còn 4 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị theo mệnh giá 4.134 tỷ đồng, bao gồm GELEXIMCO.BOND.2020.2023, GLXCH2123001, GLXCH2124002 và GLXCH2123003. Ngoại trừ GLXCH2124002 đáo hạn vào năm 2024, 3 lô trái phiếu còn lại sẽ đáo hạn trong 3 tháng cuối năm 2023.

Tập đoàn Geleximco có tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, ra đời năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Sau 3 thập kỷ phát triển, Geleximco hiện là một trong những tập đoàn tư nhân quy mô hàng đầu Việt Nam với 4 lĩnh vực kinh doanh chủ chốt: sản xuất công nghiệp; tài chính – ngân hàng, bất động sản và thương mại dịch vụ.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long có tổng mức đầu tư 900 triệu USD, công suất 620MW; Nhà máy sản xuất xi măng Thăng Long có tổng mức đầu tư 270 triệu USD với công suất 2,3 triệu tấn/năm…

Ở mảng bất động sản, thương hiệu Geleximco gắn liền với nhiều dự án lớn như Khu đô thị thành phố giao lưu trên đường Phạm Văn Đồng, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Nội), Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh), An Bình Plaza, siêu dự án Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng)…

Geleximco cũng là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu các đơn vị như: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – UPCoM: ABB), CTCP Chứng khoán An Bình (ABS – UPCoM: ABW), CTCP Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, CTCP Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình... Đáng chú ý, hơn 101 triệu cổ phiếu ABW của Chứng khoán An Bình đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM vào ngày 30/5/2023 vừa qua.

Minh Thư

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Geleximco lãi 66 tỷ đồng trong năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.