0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 17/03/2025 06:45 (GMT+7)

Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục bị xử phạt

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex - mã chứng khoán: VGT), có trụ sở chính tại 25 Bà Triệu, phường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã công bố thông trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn về việc bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Theo tìm hiểu được biết, ngày 28/2/2025, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 11280/QĐ-CTHN-TTKT4-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Vinatex. Nguyên nhân là do Vinatex kê khai sai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023, dẫn đến giảm số lỗ hơn 10,1 tỷ đồng. Với vi phạm này, Vinatex bị phạt 6,5 triệu đồng.

Tập đoàn Vinatex có trách nhiệm nộp phạt trong vòng 10 ngày vào tài khoản Kho bạc Nhà nước Hà Nội. Nếu không tự nguyện chấp hành đúng thời hạn, Vinatex sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

Tập đoàn Vinatex bị phạt vì khai sai thuế
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex - mã chứng khoán: VGT)

Đáng chú ý, đây không phải lần đầu Vinatex bị xử phạt do vi phạm về thuế. Trước đó, vào tháng 1/2021, Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Vinatex.

Theo quyết định xử phạt, Vinatex đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Kết quả, Vinatex bị phạt tiền 110,4 triệu đồng về hành vi khai thuế; 6 triệu đồng do lập hóa đơn không đúng thời điểm và phạt 2,1 triệu đồng với hành vi kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, Vinatex còn phải nộp đủ số tiền thuế giá trị gia tăng còn thiếu vào ngân sách Nhà nước số tiền hơn 552 triệu đồng; nộp tiền chậm nộp thuế 90,1 triệu đồng.

Tuệ Lâm

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục bị xử phạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước

Tin mới

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.