0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 29/12/2023 15:11 (GMT+7)

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian tới, ngành chức năng thành phố Hà Nội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Sở Công Thương thành phố cho biết, hiện tại thành phố Hà Nội có 425 chợ cung cấp các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó hơn 19.300 hộ thuộc phạm vi đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2025”. Đến nay, 1.606 cơ sở kinh doanh thực phẩm trong chợ tại 9 quận/huyện đã được cấp biển nhận diện cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn.

Thời gian tới, ngành chức năng thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thành phố tới xã, phường, thị trấn. Nâng cao kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dung, ngành chức năng thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm và phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Mặt khác, kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường. Qua đó, kịp thời cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn vào Hà Nội.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh

Ngành chức năng chú trọng công tác kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm tại chợ dân sinh. Ảnh: NH.

UBND thành phố giao cho Sở Y tế Hà Nội là cơ quan đầu mối, thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm của thành phố. Ngoài thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Y tế, Sở Y tế chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã duy trì và phát triển các mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực: Dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trường học hoặc khu công nghiệp…

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố yêu cầu cơ quan này chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn. Mặt khác, đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… Tổ chức công tác giám sát diện rộng, đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn Hà Nội. Sở Công Thương, Công an thành phố và Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu thông, phân phối thực phẩm.

UBND thành phố yêu cầu Sở Công Thương tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm an toàn, có nhãn hiệu, thương hiệu, kết nối sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm bảo đảm an toàn. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc sản vùng miền vào hệ thống phân phối của Hà Nội để phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong bảo đảm an toàn thực phẩm trường học. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện được cung ứng dịch vụ ăn uống cho các trường học.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương. Đồng thời, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận, huyện, thị xã. Các địa phương cần bố trí đủ nguồn lực, nhân lực và ngân sách cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Cùng với đó, bố trí kinh phí mua test xét nghiệm nhanh để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm.

Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh

Siết chặt an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được các ngành chức năng thành phố đẩy mạnh triển khai. Ảnh: ĐT.

Siết chặt an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được các ngành chức năng thành phố đẩy mạnh triển khai. Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể… Theo báo cáo của Sở Y tế, trên địa bàn Hà Nội hiện có 76.807 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, Sở Y tế sẽ đẩy mạnh phối hợp liên ngành, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm, cảnh báo nhanh sự cố về an toàn thực phẩm trên toàn thành phố, quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thi đua, thực hiện tiêu chí chấm điểm công tác an toàn thực phẩm quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp. Đặc biệt, Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và tiến hành kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thu Hương

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.