0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 15/08/2023 13:18 (GMT+7)

Tại sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào ngân hàng?

Theo dõi KT&TD trên

Theo ghi nhận, tổng số tiền vào hệ thống ngân hàng đang tăng mạnh, đạt gần mốc 10 triệu tỷ. Trong khi tiền gửi không kỳ hạn cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy thu nhập của doanh nghiệp và người dân cũng được cải thiện.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa báo cáo, lãi suất huy động giảm liên tuc 5 tháng. Trong tháng 7, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng bình quân là 7% và 6,5%, lần lượt giảm 36 và 31 điểm cơ bản so với tháng trước.

Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính của hàng chục ngân hàng cho thấy, mặc dù lãi suất huy động đã giảm sâu, song tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng tại các nhà băng lại tăng trở lại.

Cụ thể, tính đến 30/06/2023, các nhà băng trên sàn chứng khoán ghi nhận tổng số dư tiền gửi khách hàng là gần 9,01 triệu tỷ, tăng gần 367 nghìn tỷ đồng (~4,2%) so với cuối tháng 3/2023. Trong khi hồi quý I/2023, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chỉ là gần 310 nghìn tỷ đồng (3,7%)

Lý giải về việc tại sao lãi suất giảm nhưng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng lên, các chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu của sự phục hồi của nền kinh tế và những thành tựu trong việc số hóa, cải thiện quy trình của các nhà bằng.

Tại sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào ngân hàng

Cụ thể, trong năm 2022, do lạm phát, các quốc gia trên toàn cầu đã phải thắt chặt tiền tệ. Điều này đã làm hạn chế đáng kể các hoạt động tiêu dùng. Việt Nam với độ mở kinh tế đến 200% GDP cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng.

Các doanh nghiệp đã ghi nhận lượng đơn hàng giảm đáng kể, người lao động cũng bị giảm thu nhập, điều này đã dẫn đến dòng tiền vào hệ thống ngân hàng có tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ở khoản tiền gửi không kỳ hạn CASA.

Tuy nhiên, từ cuối quý III/2022, trước các áp lực trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất điều hành. Cùng lúc, lãi suất huy động tại các nhà băng cũng tăng lên, góp phần thu hút một lượng không nhỏ vốn của xã hội chảy vào bù đắp lại phần nào dòng vốn bị thiếu hụt. Điều này có thể được nhìn thấy rất rõ trong việc quý IV/2022 và quý I/2023 tiền gửi có kỳ hạn là nhân tố chính thúc đẩy tổng tiền gửi tăng trưởng.

Theo đó, trong quý IV/2022 tăng trưởng tổng tiền gửi là gần 500 nghìn tỷ, song đã có đến 412 nghìn tỷ là từ tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm; hay quý I/2023, tiền gửi không kỳ hạn giảm 180 nghìn tỷ, trong khi các khoản tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn tăng đến 493 nghìn tỷ đồng.

Trong quý II/2023, số tiền gửi tại các ngân hàng đã quay trở lại đà tăng trưởng, trong đó đáng chú ý nhất là CASA đã có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy, thứ nhất các hoạt động kinh tế đang bắt đầu ấm dần lên, thu nhập của doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu phục hồi, tiền cũng theo đó chảy vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn.

Thứ hai ngân hàng dường như là một kênh giao dịch không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, các hoạt động số hóa, cải thiện quy trình của các ngân hàng đã cho thấy những kết quả khả quan, khi người dân sẵn sàng để tiền ở kênh không kỳ hạn.

Tại sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào ngân hàng

Có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm sẽ khó lòng cạnh tranh về mặt lãi suất đối với các kênh tài sản khác, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đồng thời, các ngân hàng nên hạn chế chạy đua cạnh tranh lãi suất huy động, vì điều này “lợi bất cập hại”. Mặt khác, báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi của các ngân hàng trung bình quanh mức 17-20%, trong khi đó có một số ngân hàng ghi nhận con số này trên 50%.

Điều này có nghĩa là việc phát triển tiền gửi không kỳ hạn ở các ngân hàng vẫn còn nhiều tiềm năng, bên cạnh đó đây còn là một kênh thu hút nguồn vốn giá rẻ cho các nhà băng, góp phần nới rộng NIM, tăng lợi nhuận.

Các chuyên gia dự báo, dưới sự hỗ trợ của nhà nước bằng cả chính sách tài khóa và tiền tệ, các hoạt động kinh tế sẽ tốt hơn. Thu nhập của doanh nghiệp và người dân cũng được cải thiện, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng theo đó sẽ tăng trưởng tích cực hơn.

Mặt khác, nhờ vào việc tăng cường số hóa, cải thiện quy trình, tiền gửi không kỳ hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng về mặt số dư cũng như tỷ trọng trong tổng tiền gửi.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Tại sao lãi suất giảm nhưng tiền vẫn ồ ạt đổ vào ngân hàng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.