0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 15/08/2023 10:37 (GMT+7)

Tỷ giá bật tăng khi mặt bằng lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm

Theo dõi KT&TD trên

NHNN tiếp tục duy trì định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các NHTW lớn trên thế giới là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong Quý 3.

Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần 07/08/2023-11/08/2023 của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy trong tuần trước, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động trên kênh thị trường mở trầm lắng. NHNN đều đặn chào thầu 15 nghìn tỷ trên kênh kỳ hạn 7 ngày nhưng không có khối lượng trúng thầu nào được ghi nhận.

Về diễn biến lãi suất, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm dao động trong biên độ hẹp (0,2%) và chênh lệch với lãi suất USD duy trì ở mức -500 điểm cơ bản. Thanh khoản trung bình ngày trên thị trường đạt 186 nghìn tỷ - cao gần gấp 2 so với giai đoạn 2020-2021 và cho thấy các NHTM vẫn khá tích cực sử dụng kênh liên ngân hàng nhằm tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn.

Tỷ giá bật tăng khi mặt bằng lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm

Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm khoảng 20-50 điểm cơ bản ở các NHTMCP ở các kỳ hạn, và đưa mức lãi suất niêm yết dành cho KHTC về khoảng 6,2% - 6,8% cho kỳ hạn 12 tháng – giảm khoảng 150 điểm cơ bản so với cuối năm 2022. Đối với KHCN, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giao động từ 6,3% cho nhóm NHTMCPNN đến 6,4% - 7,0% cho nhóm NHTMCP lớn và vào khoảng 7,2% - 7,6% cho nhóm còn lại.

Theo nhận định của SSI Research, NHNN tiếp tục duy trì định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và do vậy việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động là điều kiện cần thiết để kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Trên thực tế, tốc độ giảm của lãi suất cho vay đã nhanh hơn trong tháng 7, tuy nhiên vẫn xuất hiện sự phân hóa khá rõ rệt. Với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chất lượng tín dụng tốt, lãi suất cho vay đã giảm về khoảng 8-10% trong khi đó các doanh nghiệp có chất lượng tín dụng kém hơn vẫn phải đi vay với mức lãi suất từ 12-15%.

Tỷ giá USD/VND giao dịch trong biên độ hẹp

Trên thị trường ngoại hối quốc tế, tâm điểm đáng chú ý là thông tin về chỉ số CPI toàn phần và CPI cơ bản của Mỹ trong tháng 7. So với cùng kỳ năm trước, CPI toàn phần tăng 3,2%, cao hơn mức tăng 3,0% của tháng 6 song vẫn thấp hơn so với mức tăng 3,3% theo dự báo và CPI cơ bản tăng 4,7%, hạ nhiệt nhẹ so với mức tăng 4,8% của tháng 6.

Xem xét các chỉ số giá thành phần, yếu tố góp phần đẩy lạm phát tháng 7 là nhóm lương thực thực phẩm và năng lượng, trong khi đó nhóm giá dịch vụ lõi ghi nhận sự chậm lại. Sau các thông tin kinh tế trên và đặc biệt là thông tin về lạm phát, công cụ của CME dự báo có 88,5% khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9, tuy nhiên xác suất không tăng lãi suất giảm xuống 62% cho kỳ họp tháng 11 và 58% cho kỳ họp tháng 12. Đồng USD đã có một tuần tương đối tích cực và tăng 0,8% trong khi các đồng tiền chủ chốt khác đều giảm giá so với USD như JPY -2,24%, EUR -0,48% hay GBP -0,45%.

Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Trên thị trường trong nước, diễn biến tỷ giá USD/VND giao dịch ổn định quan vùng VND 23,750 cho tỷ giá liên ngân hàng và VND 23,900 cho tỷ giá bán niêm yết tại các NHTM. Tuy nhiên, tỷ giá tiếp tục bật tăng trở lại trong phiên đầu tuần này, khi mặt bằng lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm.

Việc duy trì chính sách tiền tệ phân kỳ với các NHTW lớn trên thế giới là yếu tố tạo ra áp lực lớn hơn đối với tỷ giá trong Quý 3 nhưng nguồn cung ngoại tệ tích cực (cán cân thương mại 7 tháng đầu năm thặng dư hơn 16 tỷ USD) được kỳ vọng sẽ giúp tiền Đồng ổn định trở lại về cuối năm.

Lợi suất trái phiếu 5 năm giảm mạnh ở thị trường thứ cấp

Tuần trước, KBNN đăng ký gọi thầu 5,5 nghìn tỷ đồng, ở các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm và có 84% khối lượng trúng thầu, tương đương với khoảng 4,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn 10 và 15 năm tiếp tục phát hành toàn bộ khối lượng gọi thầu, với mức lợi suất giảm nhẹ (-1 điểm cơ bản) so với phiên trước đó.

Lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh giảm

Tính từ đầu năm đến nay, KBNN đã huy động thành công 218,3 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 54,6% kế hoạch năm. Với kế hoạch phát hành Quý 3 mới được công bố, KBNN đã hoàn thành 34% kế hoạch trong đó kỳ hạn 10 và 15 năm đã hoàn thành trên 40% kế hoạch Quý.

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp bất ngờ giảm mạnh ở kỳ hạn 5 năm và tương đối ổn định ở các kỳ hạn còn lại. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,67%, -1 bps), 3 năm (1,71%; -1 bps); 5 năm (1,70%, -12 bps); 10 năm (2,44%, +2 bps); 15Y (2,66%, -2 bps); 20Y (2,96%, +1 bps) và 30Y (3,06%, +0 bps).

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ xuống 5,6 nghìn tỷ đồng/ngày (-6,1%), chủ yếu đến từ nghiệp vụ repos (-51%). Khối ngoại mua bán khá tích cực và đảo chiều mua ròng nhẹ 35 tỷ đồng.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Tỷ giá bật tăng khi mặt bằng lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.