0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 12/09/2024 08:26 (GMT+7)

Sau bão Yagi loạt cổ phiếu bảo hiểm lao dốc

Theo dõi KT&TD trên

Nhiều cổ phiếu bảo hiểm có tình trạng giảm giá sau khi bão Yagi đổ bộ, trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại tổn thất của ngành bảo hiểm.

Sau khi bão Yagi đổ bộ, BVH, PVI, VNR và nhiều cổ phiếu bảo hiểm chứng kiến tình trạng giảm giá. Kết phiên giao dịch ngày 11/9, đa số cổ phiếu bảo hiểm tiếp tục ngập trong sắc đỏ. Cổ phiếu Tập đoàn Bảo Việt (Bảo Việt - Mã: BVH) giảm xuống 43.100 đồng/cp. Phiên 10/9 và 9/9, BVH cũng lần lượt giảm 1,59% và 1,79%. So với trước khi bão Yagi đổ bộ (chốt phiên 6/9), BVH đã mất hơn 4%.

Cổ phiếu bảo hiểm chìm trong sắc đỏ

Trong phiên ngày 11/9, một cổ phiếu bảo hiểm khác là PVI cũng tiếp tục giảm 0,88% xuống 44.400 đồng/cp. Hai phiên trước đó, PVI đã giảm lần lượt 2,38% và 1,49%, so với trước bão giảm 6,7%.

Cổ phiếu Tái bảo hiểm Việt Nam (VNR - Mã: VNR) đã giảm xuống 24.700 đồng. Hai ngày trước đó, cổ phiếu bảo hiểm này 0,78% và giảm 1,54%. So với trước bão, mã này đã giảm khoảng 5%.

Sau bão Yagi loạt cổ phiếu bảo hiểm lao dốc - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Các cổ phiếu bảo hiểm khác như BIC, PRE, ABI, BMI cũng kết phiên với sắc đỏ. BIC giảm gần 9% so với trước khi bão Yagi đổ bộ. Các cổ phiếu bảo hiểm còn lại đều trải qua ít nhất 2 phiên giảm liên tiếp.

Cổ phiếu PGI của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex tăng 3,46% (lên 23.950 đồng). Tuy vậy, PGI từng giảm 3,14% chỉ một ngày trước đó. MIG và PTI cũng tăng nhẹ.

Các mã cổ phiếu AIC, BHI và BLI giữ nguyên mức giá tham chiếu và tăng nhẹ. Những cổ phiếu này có thanh khoản thấp và cơ cấu sở hữu tương đối cô đặc.

Vào cuối phiên sáng 11/9, vốn hóa toàn ngành ở mức 67.741 tỷ đồng, giảm 0,73% so với mức chốt phiên ngày hôm trước, 3,64% so với một tuần trước đó và 3,1% so với một tháng trước, theo dữ liệu từ WiChart.

Bảo hiểm chịu tổn thất lớn do bão

Cổ phiếu ngành bảo hiểm đã đi xuống sau bão khi các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường.

Hoàn lưu Bão số 3 đang gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, chính vì thế, những con số về thiệt hại về người và tài sản của khách hàng bảo hiểm có thể vẫn tiếp tục tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu về thiệt hại của khách hàng.

Tính đến chiều ngày 10/9/2024, theo báo cáo sơ bộ từ một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thị phần nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, tài sản kỹ thuật và xe cơ giới cao trên thị trường, đã có 1.754 vụ tổn thất của khách hàng thiệt hại do bão Yagi gây ra.

Theo đó, về nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ghi nhận 684 vụ tổn thất, trong đó: Bảo Việt 220 vụ, Bảo hiểm VietinBank (VBI) 150 vụ, PVI 134 vụ, Bảo Minh 44 vụ, Bảo hiểm Agribank (ABIC) 29 vụ, PJICO 107 vụ.

Về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, các doanh nghiệp ghi nhận 1.070 vụ tổn thất, trong đó: Bảo Việt 315 vụ, VBI 91 vụ, PTI 273 vụ, PJICO 219 vụ. Ngoài ra, Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) cũng ghi nhận 350 vụ tổn thất tài sản và 7 trường hợp khách hàng tử vong/mất tích.

Tính đến chiều ngày 10/9, đã có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ghi nhận 15 trường hợp khách hàng thương vong và số tiền ước chi trả và hỗ trợ ban đầu khoảng 9,72 tỷ đồng.

Con số tổn thất lớn có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của 13 doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên sàn đạt 1.827 tỷ đồng, theo dữ liệu từ WiChart. Đa phần lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này đến từ hai mảng kinh doanh là bảo hiểm và tài chính.

Với chi phí bồi thường lên tới nghìn tỷ đồng và đang ngày càng tăng lên, có thể sẽ khiến lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp này sẽ chịu tác động lớn. Cùng với đó, triển vọng về lãi thuần trong mảng tài chính của nhóm doanh nghiệp này cũng không quá khả quan trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng không còn cao như năm ngoái.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Sau bão Yagi loạt cổ phiếu bảo hiểm lao dốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.
Cá nhân hóa chiến lược đầu tư: Xu hướng mới thời AI và dữ liệu lớn
Thị trường tài chính ngày nay không còn là cuộc chơi của những công thức chung hay các mô hình rập khuôn. Với sự bùng nổ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), một kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi cá nhân hóa chiến lược đầu tư trở thành yếu tố then chốt quyết định thành công.
Kinh doanh thời biến động: Làm thế nào để không bị bỏ lại phía sau?
Thế giới kinh doanh hiện đại đang trải qua những biến động chưa từng có trong lịch sử. Từ đại dịch COVID-19 đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0, từ biến đổi khí hậu đến những thay đổi địa chính trị, các DN phải đối mặt với một thực tế mới: sự thay đổi không còn là ngoại lệ mà đã trở thành quy luật.

Tin mới

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.
Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.