0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 19/06/2023 11:37 (GMT+7)

Quy định người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không ảnh hưởng đến chính sách nhà ở khác

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, trong Báo cáo tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến tại Tổ Đại biểu Quốc hội về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) có liên quan đến chính sách sở hữu nhà ở. Bộ Xây dựng đã giải trình và cung cấp thêm thông tin về quy định sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Quy định người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không ảnh hưởng đến chính sách nhà ở khác
Quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không làm ảnh hưởng đến các chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà cho người có thu nhập thấp.

Trước đó, trong đợt 1 Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (diễn ra từ ngày 22/5 đến 10/6), tại các Tổ, Đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận về một số quy định có liên quan đến việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Có một số ý kiến đề nghị xem xét quy định về điều kiện, số lượng, loại nhà ở được sở hữu, tránh ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà ở của công dân trong nước cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng.

Một vài ý kiến lại cho rằng, cần rà soát quy định về đối tượng cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm bảo đảm thống nhất với quy định về đối tượng sử dụng đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo Bộ Xây dựng, từ năm 2008, chính sách về tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được nhắc đến trong Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội. Sau đó, tiếp tục được quy định cụ thể, bổ sung tại Luật Nhà ở 2014 nhằm tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân nước ngoài yên tâm sinh sống, làm việc tại Việt Nam, góp phần khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội lần này cũng đã kế thừa các quy định từ Luật Nhà ở 2014. Trong đó điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân người nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo thống kê cho thấy, từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay số lượng nhà ở mà người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam là không lớn (chỉ khoảng 3.000 căn, chủ yếu là căn hộ chung cư tại các dự án phát triển nhà ở thương mại) không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà ở của công dân trong nước.

Bên cạnh đó, Luật Nhà ở hiện hành và nay là dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã quy định chặt chẽ về loại nhà, khu vực được mua, số lượng nhà ở được phép mua và sở hữu. Cụ thể: chỉ được mua nhà ở thương mại trong các dự án không thuộc khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng và chỉ được mua không vượt quá 30% căn hộ trong một tòa nhà, hoặc 250 căn nhà riêng lẻ trên 1 đơn vị hành chính có số dân tương đương cấp phường...

Chính vì vậy, quy định đưa ra trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách nhà ở khác của Nhà nước (như chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị).

Mặt khác, Nghị quyết số 18/NQ-TW cũng không đề cập đến quy định này, do đó, Bộ Xây dựng đề nghị được giữ nguyên quy định tại dự thảo để tiếp tục chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.

Bộ Xây dựng dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ tiếp thu ý kiến của các đại biểu về việc rà soát quy định đối tượng cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để thống nhất với đối tượng có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai, nhằm bảo đảm tính thống nhất giữa dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo chương trình dự kiến, đợt 2 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu từ ngày 19/6.

Bạn đang đọc bài viết Quy định người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam không ảnh hưởng đến chính sách nhà ở khác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.