0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 23/10/2023 11:21 (GMT+7)

Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Theo dõi KT&TD trên

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để đảm bảo chất lượng các dự án luật dự kiến thông qua tại kỳ họp này, giữa 02 đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào thời gian cuối kỳ họp.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV - Ảnh 1.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV

Xem xét thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật

Phát biểu khai mạc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông (sửa đổi).

Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến đối với 08 dự án luật khác, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Để chuẩn bị các nội dung về công tác lập pháp, nhất là các dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này, ngay sau Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, yêu cầu cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu tối đa, giải trình thấu đáo, kỹ lưỡng ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh đó, tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, khảo sát, tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động, lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đối với các nội dung thay đổi về chính sách phát sinh trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, đều yêu cầu Chính phủ có ý kiến bằng văn bản và đánh giá kỹ tác động trước khi đưa vào dự thảo luật.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV - Ảnh 2.

Tập trung góp ý sâu vào những vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn ý kiến khác nhau

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã cho ý kiến hai lần tại Kỳ họp thứ 4 và thứ 5, được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tổ chức họp nhiều lần để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo và đã được đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Về cơ bản, dự án Luật đã được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều nội dung khó, mới, phức tạp từng bước được xác định cụ thể.

Tuy nhiên, hiện dự án Luật vẫn còn một số nội dung, vấn đề quan trọng chưa được thống nhất, vẫn còn 02 phương án để các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội tập trung góp ý sâu vào những vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn ý kiến khác nhau được nêu trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với các nội dung có thiết kế 02 phương án, đề nghị phân tích rõ ưu, nhược điểm, tác động của từng phương án, xem xét khách quan, toàn diện để lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng, tính ổn định, dài hạn của Luật này khi được Quốc hội thông qua.

Tháo gỡ vướng mắc, xử lý bất cập trong thực tiễn về quản lý nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ

Về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung bảo đảm tính chặt chẽ, khả thi của các chính sách về huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhà ở; tháo gỡ vướng mắc, xử lý bất cập trong thực tiễn về quản lý nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ; cải tạo, xây dựng nhà chung cư; xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh; khắc phục tình trạng đầu cơ; quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản...

Đặc biệt, cần bảo đảm tính thống nhất giữa các dự thảo luật nêu trên với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các luật, dự thảo luật khác có liên quan; hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV - Ảnh 3.
Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu Quốc hội đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc ngay từ đầu để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, bảo đảm chất lượng cao nhất khi xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Cho ý kiến để hoàn thiện về xử lý vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng

Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), theo Chủ tịch Quốc hội, đây là dự án Luật khó, nhiều nội dung chuyên sâu, tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và nhiều đối tượng; do đó, đề nghị bám sát quan điểm, các yêu cầu, các chính sách lớn đã đặt ra khi xây dựng dự án Luật.

Rà soát thận trọng, bảo đảm đồng bộ với Bộ luật Dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế và pháp luật liên quan, tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Cho ý kiến để hoàn thiện các quy định về ngân hàng chính sách; việc xử lý vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng; quy định về nợ xấu và xử lý nợ xấu...

Để đảm bảo chất lượng các dự án luật nêu trên, các dự án luật khác và dự thảo nghị quyết dự kiến thông qua tại kỳ họp này, giữa 02 đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng để trình Quốc hội xem xét, thông qua vào thời gian cuối kỳ họp.

Đối với các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến về hồ sơ các dự án luật đã đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay chưa, nhất là các báo cáo đánh giá tác động, dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành kèm theo, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tính hợp lý, khả thi và các quy định cụ thể về từng nội dung chính sách được sửa đổi, bổ sung trong mỗi dự án luật, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc ngay từ đầu để các cơ quan có thời gian chỉnh lý, bảo đảm chất lượng cao nhất khi xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuối Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).