0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/07/2023 09:08 (GMT+7)

Phú Thọ: “Hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành đất ở

Theo dõi KT&TD trên

Trên cương vị là Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ, ông Nguyễn Tiến Lâm cùng các đồng phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đã “hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành 7 ô đất ở không qua đấu giá cho người nhà, người thân bán kiếm lời trung bình mỗi ô đất từ 800 triệu đồng.

Phú Thọ: “Hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành đất ở
Ông Nguyễn Tiến Lâm cùng các đồng phạm “hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành 7 ô đất ở.

Cụ thể, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã đồng loạt triển khai các lực lượng tiến hành bắt, khám xét đối với 5 đối tượng gồm: Nguyễn Tiến Lâm (sinh năm 1975) - nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ; ông Đoàn Kim Nho - nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ; ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; ông Trần Xuân Trung - cán bộ địa chính xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ; ông Vi Khắc Tuân - cán bộ địa chính xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ.

Phú Thọ: “Hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành đất ở
Hiện, 7 ô đất này vẫn chưa có hoạt động về xây dựng, khi hỏi về việc cấp đất sai, các cơ quan đã tiến hành thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thì ông Nguyễn Tiến Lực - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Lung cho biết: Hiện, cơ quan điều tra đang làm việc, xã chưa nhận được văn bản nào về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng cấp đất sai.

Đồng thời, khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét đối với 3 đối tượng gồm: Ông Nguyễn Công Hàm - Bí thư Đảng ủy xã Văn Lung; bà Hà Thị Hồng Dung - Chủ tịch UBND xã Hà Thạch; ông Phùng Hữu Sỹ - Chủ tịch UBND xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ.

Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện vụ việc có dấu hiệu hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại thị xã Phú Thọ. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, Phòng An ninh kinh tế đã phối hợp phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh tiến hành xác lập đấu tranh chuyên án.

Phú Thọ: “Hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành đất ở
Tương tự, trong năm 2019, ông Nguyễn Tiến Lâm cùng các đồng phạm hợp thức hóa hồ sơ giao đất ở không qua đấu giá tại khu Lũng Thượng, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ cho 16 người quen biết. Hiện nay, khu vực này một số ô được xây nhà và cho thuê dịch vụ.

Với tinh thần kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm, “không có vùng cấm” chỉ trong thời gian rất ngắn, Ban chuyên án đã đấu tranh làm rõ từ năm 2020, trên cương vị là Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ, ông Nguyễn Tiến Lâm cùng các đồng phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đã “hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành 7 ô đất ở không qua đấu giá cho Lê Ngọc Anh (là cháu họ của ông Lâm). Sau đó, Lê Ngọc Anh đã chuyển nhượng 7 ô đất nói trên cho người nhà, người thân bán kiếm lời, trung bình mỗi ô đất từ 800 triệu đồng.

Với thủ đoạn tương tự, trong năm 2019, Nguyễn Tiến Lâm đã chỉ đạo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, thị xã Phú Thọ và lãnh đạo, cán bộ địa chính xã Hà Thạch hợp thức hồ sơ giao đất ở không qua đấu giá tại khu Lũng Thượng, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ cho 16 người quen biết, làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng và gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Hiện, vụ án đang được Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục điều tra, phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Phú Thọ: “Hô biến” 13.000m2 đất rừng sản xuất thành đất ở. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.