0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 24/08/2023 07:11 (GMT+7)

Nợ xấu ngành ngân hàng tiếp tục có xu hướng xấu đi?

Theo dõi KT&TD trên

Đúng như các chuyên gia dự báo, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của các ngân hàng tăng mạnh trong thời điểm cuối quý II/2023. Đặc biệt số nhà băng có tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng tiếp tục tăng.

Tính đến hết tháng 6, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 12.5 triệu tỷ đồng, tăng 4.7% so với đầu năm, bằng một nửa tốc độ của cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu tăng mạnh

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, tính đến 30/06/2023, tổng dư nợ cho vay tại 29 ngân hàng đã công bố BCTC là gần 10.6 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với đầu năm.

Tất cả các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng tín dụng dương. Tăng mạnh nhất là MSB (+13.2%). BaoVietBank đứng thứ hai với tốc độ tăng trưởng tín dụng 12.9%. MB xếp thứ ba, gần 12.5%. VPBank (VPB) và Techcombank (TCB) tăng lần lượt 11.5% và 10.9%.

Trong khi đó, tổng nợ xấu của 29 ngân hàng tính đến 30/06/2023 là 219,747 tỷ đồng, tăng gần 34% so với đầu năm. Chỉ 2 ngân hàng có nợ xấu cải thiện là SHB (-3.4%) và KLB (-6.5%).

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục có xu hướng xấu đi

Cơ cấu nợ xấu tăng mạnh ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) với tỷ lệ 77%. Kế đến là nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng hơn 66%, trong khi nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chỉ tăng nhẹ gần 3% so với đầu năm.

Ở nợ nhóm 5, Vietcombank (VCB) giảm mạnh nhất (-33%) chỉ còn 4,432 tỷ đồng; kế đó là VPB (-30.3%) và VIB (-24.5%).

Chiều ngược lại, nợ nhóm 3 tại một số ngân hàng tăng bằng lần như Nam A Bank (NAB, gấp 10 lần), VCB (gấp 7.8 lần), TPBank (TPB, gấp 5.6 lần).

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay phá ngưỡng

Tính đến cuối quý 2, có 8/29 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay vượt ngưỡng 3%. Có ngân hàng đẩy tỷ lệ này đến gần 26%.

Vẫn có 2 ngân hàng cải thiện tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay là SHB và KLB. SHB giảm tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay từ mức 2.81% hồi đầu năm xuống còn 2.51%. Trong khi đó, KLB giảm từ 1.89% xuống còn 1.65%.

Trước tình hình này, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023 về gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ ban hành, cho phép các khoản nợ đến hạn, các khoản trả lãi đến hạn của người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn chưa có điều kiện trả nợ ngân hàng được tiếp tục giãn, hoãn thời hạn trả nợ và không bị chuyển nhóm nợ.

Các tổ chức tín dụng xem xét trên thực tế khách hàng và năng lực tài chính của mình để cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ từ ngày 24/04/2023 đến hết 30/06/2024.

Theo báo cáo ngành ngân hàng do VNDirect công bố ngày 04/08, tổng giá trị nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023 đạt 62.5 ngàn tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6, tương đương 0.5% tổng tín dụng toàn hệ thống (theo số liệu của NHNN).

Việc tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng trong quý 2 là điều đã được dự báo từ trước. Theo Tổng Giám đốc Ngân hàng OCB - ông Nguyễn Đình Tùng, khi thị trường bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa được tháo gỡ, đi kèm với khó khăn chung của toàn ngành kinh tế thì việc xử lý nợ xấu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục có xu hướng xấu đi
Sẽ có một kịch bản xấu cho nợ xấu ngân hàng trong thời gian tới.

Trước tình hình hiện tại, PSG.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế trả lời báo chí, thực tế nợ xấu sẽ còn có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do ông đưa ra vì NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được phép giãn, hoãn nợ, không chuyển nhóm nợ xấu… Các ngân hàng thương mại có thể tự quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện.

Thế nhưng thực tế, các ngân hàng sau 2 năm giãn, hoãn nợ để giúp doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch COVID-19, đến nay một số trường hợp không thể tiếp tục giãn, hoãn nợ, buộc phải chuyển sang nợ xấu để có hướng xử lý.

NHNN cũng cho phép ngân hàng thương mại được trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu trong thời gian 2 năm và trước đây nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng nợ xấu, nên việc họ đưa các khoản nợ chuyển sang nợ xấu cũng là lẽ đương nhiên; từ đó có cơ sở để xử lý nợ xấu và vì vậy thời gian tới nợ xấu của ngân hàng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.

“Nhưng việc xử lý nợ xấu sẽ không quá phức tạp. Các ngân hàng thương mại đã có trích lập dự phòng cũng như NHNN đã cho phép xử lý nợ xấu theo các cơ chế chính sách đã quy định. Cho nên, dần dần ngân hàng cũng sẽ xử lý được các khoản nợ xấu này” - ông Thịnh khẳng định.

Chi phí dự phòng tăng, lợi nhuận sụt giảm

Trong nửa đầu năm, tổng chi phí dự phòng của 29 ngân hàng lên đến 69,423 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Có đến 15/29 ngân hàng giảm trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh không quá khả quan khi có đến 14/29 ngân hàng giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, đã có 13 ngân hàng giảm lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm.

Xét về tốc độ tăng trưởng, Sacombank là ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 6 tháng cao nhất hệ thống với tỷ lệ 64% khi thu được 4,755 tỷ đồng. Kế đến là OCB tăng trưởng 47%, với 2,560 tỷ đồng lãi trước thuế. Xếp thứ ba là NAB, tăng 30% lãi trước thuế, lên mức 1,525 tỷ đồng.

Trước tình hình nợ xấu tiếp đà tăng, đi kèm với tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự báo, TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế đánh giá tình hình tăng trưởng của các ngân hàng có lẽ không khả quan trong 2 quý còn lại của năm 2023.

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu ngành ngân hàng tiếp tục có xu hướng xấu đi?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).