0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 18/07/2023 07:55 (GMT+7)

Nợ xấu vọt tăng, ngân hàng muốn được bảo vệ “quyền đòi nợ”

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nợ xấu các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng cho rằng hành lang pháp lý chưa thực sự bảo vệ quyền đòi nợ của họ.

Nợ xấu tăng báo động

Nợ xấu dự báo sẽ tăng vọt trong báo cáo tài chính quý II/2023 của hàng loạt ngân hàng. Tuy vậy, con số này cũng chưa phản ánh đúng tình hình thực tế bởi một lượng lớn nợ xấu đã được “ẩn” nhờ Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ.

Theo NHNN, tính tới 30/6/2023, đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tổng dư nợ gốc lãi được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là gần 62.500 tỷ đồng.

Nguy cơ nợ xấu gia tăng đã được nhiều ngân hàng lường trước từ đầu năm nay. Ngay cả ông lớn Agribank, vốn có thành tích xử lý nợ xấu rất tốt 5 năm trước đây (giai đoạn 2016-2020 đưa nợ xấu từ 8,1% xuống còn 1,86%) hiện cũng đang nóng ruột vì nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của Agribank thời điểm 30/6/2023 đã tăng lên đúng bằng thời điểm kết thúc cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 và áp lực gia tăng trong thời gian tới là rất lớn.

Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Agribank thừa nhận, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tồn kho tăng cao, cạn kiệt nguồn thu, khó khăn trong trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu gia tăng mặc dù NHNN đã có cơ chế cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ.

Nợ xấu các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại
Nhiều ngân hàng lo lắng trước tình trạng nợ xấu gia tăng

Việc nợ xấu của các ngân hàng có chiều hướng gia tăng đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Nguyên nhân do hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài, trong khi cơ chế cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19 đã hết hiệu lực từ cuối tháng 6/2022. Ngoài ra, một số khách hàng có nợ xấu bất hợp tác, khó thương lượng. Cá biệt có hiện tượng lập nhóm bùng nợ tràn lan trên mạng xã hội kêu gọi không trả nợ nhất là nhóm khách hàng vay tiêu dùng.

Cần nhanh chóng giải quyết nợ xấu

Nợ xấu các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại
Ảnh: Cần có giải pháp giải quyết nợ xấu.

Theo các ngân hàng, hiện nay người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất. Do đó, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank kiến nghị cơ quan quản lý cần có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. “Ngân hàng có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ” - ông Vinh nhấn mạnh.

Tương tự, ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MB đề nghị Quốc hội và Chính phủ luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các TCTD triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, lãnh đạo MB cũng kiến nghị cần xem xét cơ chế cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất, tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang.

Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng thì kiến nghị Bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nghiên cứu xem xét trả vật chứng trong các vụ án hình sự để các ngân hàng xử lý phát mại, đấu giá kịp thời nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình thu giữ.

Tòa án nhân dân Tối cao chỉ đạo tòa án các cấp thống nhất hình thức xử lý tranh chấp liên quan đến chủ tài sản bảo đảm tạo tranh chấp giả tạo nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Chính vì thế, các ngân hàng đang nỗ lực giải quyết tình trạng này. Để kiểm soát nợ xấu hiệu quả, ngân hàng cũng cần được hỗ trợ từ nhiều phía.

Hiệp hội Ngân hàng cũng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp Bộ ngành liên quan xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, ban hành hướng dẫn về định giá khoản nợ xấu, hình thành thị trường mua bán nợ.

Tổng cục Thi hành án dân sự rà soát những bản án thi hành còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu…

Cái giá phải trả cho nợ xấu rất lớn nếu nợ xấu bùng nổ đến mức cao. Nếu để nợ xấu tăng cao nữa thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam và cả nền kinh tế. Chính vì thế, các ngân hàng đang nỗ lực giải quyết tình trạng này bằng nhiều giải pháp.

Dương Định (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu vọt tăng, ngân hàng muốn được bảo vệ “quyền đòi nợ”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.