0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 22/08/2023 11:25 (GMT+7)

ABBank: Nợ xấu vượt 'trần', trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận

Theo dõi KT&TD trên

Cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tăng vọt từ 2,88% hồi đầu năm lên 4,55%, vượt "ngưỡng trần" Ngân hàng Nhà nước cho phép là 3%. Kéo theo đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng là nguyên nhân lợi nhuận của ngân hàng này giảm 59% so với cùng kỳ.

Theo Báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – mã ABB) ghi nhận thu nhập lãi thuần giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1.551 tỷ đồng. Nguyên nhân do chi phí hoạt động dịch vụ hơn 415 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng giảm 51,6% xuống mức 471,5 tỷ đồng.

ABBank Nợ xấu vượt trần trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận

Ngược lại, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 2,1 lần so với cùng kỳ, đạt mức 330 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 323 triệu đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 68 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt hơn 172 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với khoản lỗ 21 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Nửa đầu năm, tổng chi phí hoạt động của ABBank là 1.120 tỷ đồng tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đạt gần 1452 tỷ đồng, giảm 21%.

Đáng chú ý, khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank cao gấp 3,7 lần năm ngoái, tương ứng hơn 814 tỷ đồng. Theo ABBank, tăng cường trích lập là theo thông tư 11/2021/TT-NHNN. Việc tăng nguồn dự phòng rủi ro sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro trong thời gian tới.

Đây cùng là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế riêng lẻ của ngân hàng giảm mạnh hơn 61% còn 508 tỷ đồng. Lợi nhuận hợp nhất của ABBank cũng giảm 59% còn hơn 541 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận trước thuế (2.826 tỷ đồng) đề ra cho năm 2023, ABBank chỉ mới thực hiện gần 25% kế hoạch sau nửa đầu năm.

ABBank Nợ xấu vượt trần trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận

Chất lượng nợ vay giảm sút

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản ABBank ở mức 154.346 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 13,2% đạt mức 3.063,5 tỷ đồng; Tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác tăng gấp 2 lần lên mức 43.104 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 2,4% đạt mức 84.020 tỷ đồng.

Tuy nhiên chất lượng tín dụng của ABBank sụt giảm rõ rệt khi tổng nợ xấu nội bảng của ABBank ở mức 3.820 tỷ đồng, tăng gần 1.455 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 61,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng theo đó tăng từ mức 2,88% đầu năm lên 4,55%.

ABBank Nợ xấu vượt trần trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận

Trong cơ cấu nợ của ABBank, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 2,5 lần so với đầu năm lên mức 1.385 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng 3,1 lần đạt mức 1.311 tỷ đồng. Ngược lại, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở mức 1.124 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.

Đáng chú ý, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) của ABBank cũng tăng 1,8 lần lên 3.701 tỷ đồng cho thấy khả năng tiềm ẩn gia tăng nợ xấu của ngân hàng ở mức khá cao.

Bộ đệm dự phòng mỏng

Theo thông tư 11/2021/TT-NHNN về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới tiêu chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn phải trích lập 100%.

Như vậy, với tổng nợ xấu và nợ cần chú ý của ABBank 7.521 tỷ đồng, ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức hơn 2.209 tỷ đồng.

ABBank Nợ xấu vượt trần trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận

Tuy nhiên theo báo cáo tài chính bán niên, ABBank chỉ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng hơn 1.280 tỷ đồng, chỉ tăng 270 tỷ đồng so với con số đầu năm 2023. Trong khi đó, nợ xấu nội bảng của nhà băng này tăng gần 1.455 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ABBank chỉ ở mức 33,5% - mức tương đối thấp trong hệ thống.

Theo giới phân tích, áp lực nợ xấu sẽ còn tăng lên trong thời gian tới trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa phục hồi.

Đối với các ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng và cải thiện mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu, giúp họ có bộ đệm dự phòng lớn, đây sẽ không hẳn là vấn đề lớn. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng sẽ lớn hơn đối với các ngân hàng yếu kém và các thành viên có bộ đệm dự phòng mỏng.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết ABBank: Nợ xấu vượt 'trần', trích lập dự phòng kéo lùi lợi nhuận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.