0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 02/06/2024 14:03 (GMT+7)

Những loại trái cây đặc sản đắt đỏ nhất thị trường mùa thu hoạch

Theo dõi KT&TD trên

Sầu riêng, dừa sáp, mận Ruby đều là những loại quả đặc sản cao cấp của Việt Nam, song giá đắt đỏ nhất chợ hiện nay lại là vải trứng Phù Cừ (Hưng Yên).

Mùa hè cũng là thời điểm thu hoạch rộ của nhiều loại trái cây trên khắp cả nước, với sản lượng lên tới hàng triệu tấn. Tuy nhiên, không phải sầu riêng mà một loại trái cây khác đã vượt qua 'vua trái cây' để trở thành loại quả đắt đỏ nhất trong số các loại hoa quả nội địa. Với thế mạnh sản xuất, năm ngoái, nông sản Việt Nam đã đạt được thành công lớn với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 5,7 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng này đã thu về 2,59 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các loại trái cây được thu hoạch quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Trong mùa vụ chính, sản lượng trái cây đạt đến hàng trăm nghìn tấn, thậm chí hàng triệu tấn. Do đó, không chỉ xuất khẩu mà nhiều loại trái cây còn tràn ngập thị trường nội địa với nhiều mức giá khác nhau. Đáng chú ý là có những loại trái cây nội địa đang được bán với giá cao hơn cả trái cây nhập khẩu.

Sầu riêng là
Sầu riêng là "vua trái cây" của Việt Nam nhưng không phải là mặt hàng có giá đắt đỏ nhất tại chợ Việt hiện nay. Ảnh nguồn internet

Khi nhắc đến trái cây có giá bán cao, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sầu riêng. Sầu riêng được mệnh danh là “vua trái cây” của Việt Nam, năm ngoái, sầu riêng xuất khẩu đã đạt 2,24 tỷ USD, góp phần quan trọng vào kỷ lục của ngành nông sản Việt Nam. Hiện nay, sản lượng sầu riêng đạt 1,5 triệu tấn và đang vào mùa thu hoạch chính vụ ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.

Do nguồn cung tăng mạnh, giá sầu riêng giảm so với đầu năm. Giá thu mua tại vườn của các loại sầu riêng Ri6, Monthong dao động từ 50.000-98.000 đồng/kg. Tại các cửa hàng, sầu riêng nguyên trái loại ngon có giá 175.000 đồng/kg, hàng thượng hạng có giá 215.000-250.000 đồng/kg.

Mận Ruby giá vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn
Mận Ruby giá vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn "cháy hàng". Ảnh nguồn internet

Tương tự, Sơn La cũng đang vào chính vụ thu hoạch mận hậu, sản lượng ước khoảng 96.000 tấn. Đáng chú ý, ngoài loại mận bình dân được bán với giá vài chục nghìn đồng/kg tại chợ, trên thị trường nhiều cửa hàng rao bán mận hậu Vip với giá từ 150.000-180.000 đồng/kg. Riêng mận hậu Ruby có giá từ 220.000-250.000 đồng/kg vẫn thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng”. Loại mận này được trồng ở thung lũng Nà Ka (Mộc Châu, Sơn La) và có quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Khi thu hoạch, từng quả mận được tuyển chọn kỹ lưỡng từ hình dáng, kích thước, độ chín… Sau đó, mận được đóng gói đưa về Hà Nội rồi chuyển đến các điểm bán ngay trong ngày bằng đường hàng không để đảm bảo độ tươi ngon. Vài năm gần đây, mận Ruby được xuất khẩu sang một số thị trường ở khu vực Đông Nam Á với giá bán 285.000-370.000 đồng/kg.

Tại Trà Vinh, trước Festival 100 năm dừa sáp, loại quả này cũng tăng giá mạnh. Các nhà vườn đang thu hoạch 120.000–150.000 đồng/trái, cao hơn từ 30.000– 40.000 đồng/trái so thời đểm giữa tháng 5. Trên thị trường, loại quả đặc ruột, cơm dày, mềm dẻo và sáp trong veo sánh mịn có hương vị thơm và béo đang được bán với giá từ 170.000-200.000 đồng/quả tùy trọng lượng 1-1,3kg/quả.

Sầu riêng, dừa sáp, mận Ruby đều là những loại quả đặc sản cao cấp của Việt Nam, song giá đắt đỏ nhất chợ hiện nay lại là vải trứng Phù Cừ (Hưng Yên).

Vải trứng Phù Cừ gây sốt trên thị trường. Ảnh nguồn internet
Vải trứng Phù Cừ gây sốt trên thị trường. Ảnh nguồn internet

Ở Việt Nam, vải thiều không hiếm nhờ các vùng trồng chuyên canh nổi tiếng như Bắc Giang và Hải Dương. Hiện nay, vải đang vào mùa thu hoạch với sản lượng dự kiến khoảng 150.000 tấn. Tuy nhiên, vải trứng Phù Cừ là một giống vải đặc biệt với quả to hơn trứng, vỏ đỏ mọng khi chín, vị ngọt thanh, cùi dày và quả đều nhau. Loại vải này được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.

Vải trứng có giá bán khá cao, với giá thu mua tại vườn khoảng 60.000-100.000 đồng/kg. Khi vận chuyển đến các nơi khác, do chi phí vận chuyển và bảo quản, giá sẽ tăng. Tại TP.HCM và Bình Dương, vải trứng Hưng Yên loại 1 có giá bán lẻ khoảng 230.000-240.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, loại vải này được bán với giá 185.000-190.000 đồng/kg. Trên các chợ mạng, vải trứng đang gây sốt vì quả to và giá đắt đỏ. Vải trứng được đóng hộp 5kg, với giá bán tùy theo kích cỡ quả: loại 22-28 quả/kg có giá 180.000-240.000 đồng/kg, loại VIP 16-20 quả/kg có giá lên tới 289.000 đồng/kg.

Vải trứng Phù Cừ đang gây sốt trên thị trường với giá cao nhất, nhờ chất lượng thơm ngon và nguồn cung khan hiếm. Ở huyện Phù Cừ, chỉ có 350ha trồng loại vải đặc biệt này, khiến việc mua vải trứng trở nên khó khăn. Khách hàng phải đặt trước, vì hàng luôn trong tình trạng cháy hàng. Thêm vào đó, các cửa hàng thường bán vải trứng theo hộp 5kg, không tách lẻ như các loại trái cây khác.

Trước đây, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của vải thiều Việt Nam. Nhưng hiện nay, vải thiều Bắc Giang đã vươn xa, có mặt tại hơn 30 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia, và EU. Giá vải thiều xuất khẩu cao ngất ngưởng, khác hẳn so với giá trong nước, thể hiện đẳng cấp và sự ưa chuộng của thị trường quốc tế đối với loại quả này.

Bạn đang đọc bài viết Những loại trái cây đặc sản đắt đỏ nhất thị trường mùa thu hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.
Trà và cà phê trong văn hóa đại chúng
Trà và cà phê không chỉ là những thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.
Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.