0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 24/05/2025 19:42 (GMT+7)

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Theo dõi KT&TD trên

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.

Đại biểu nêu rõ: “Hàng triệu người lao động đang ngày đêm làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị lớn trên cả nước, với những suy nghĩ rất đơn giản, sống làm việc, có gia đình và có một mái nhà nhỏ để an cư, yên tâm làm việc, nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ.

Dù chỉ đơn giản như thế nhưng là cả một ước mơ của chúng tôi, bởi một thực tế, đó là tiền lương thì không tăng nhưng giá nhà và giá tiêu dùng thì cứ tăng liên tục, nên dù chỉ là một mong muốn bình thường nhưng vẫn chỉ là mơ ước.

Dù Luật Nhà ở đã ban hành, dù nhiều chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội đã được triển khai nhưng với mức thu nhập chỉ trên dưới hơn 10 triệu đồng mỗi tháng, chúng tôi phải lo toan đủ mọi khó khăn, khoản tiền ăn, tiền học cho con, viện phí điện nước, tiền thuê nhà... nên việc được tiếp cận một căn nhà, trong đó có nhà ở xã hội là điều ngoài tầm với.

Giá nhà dù đã gọi là nhà ở xã hội thì vẫn vượt quá xa khả năng người lao động cùng với tiêu chí, quy trình, quy định thủ tục được xét duyệt đưa ra không phải dành cho những người có mức thu nhập như chúng tôi. Nhiều người muốn đăng ký nhưng đành từ bỏ vì không đủ điều kiện hoặc không dám gánh thêm nợ trong cuộc sống vốn đã quá chật vật.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội

Nghị quyết thí điểm lần này nếu được xây dựng thực chất khả thi chính là niềm hy vọng lớn nhất mà người lao động thu nhập thấp như chúng tôi đang trông chờ.

Chúng tôi không cần một căn hộ cao cấp, một căn nhà đầy đủ tiện nghi mà chỉ mong có được một nơi ở tươm tất để nghỉ ngơi, vui đùa cùng con cái sau những giờ làm việc cực nhọc với giá cả hợp lý để thuê, để thuê mua hoặc sở hữu trong khả năng của mình.

Chúng tôi tha thiết kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung các cơ chế hỗ trợ thật sự thiết thực như được trợ giá, bù giá từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ nhà ở quốc gia đảm bảo giá nhà, giá thuê tương xứng với thu nhập thực tế của người lao động, đồng thời cần bảo đảm công khai, minh bạch trong phân bổ, xét duyệt để người lao động có cơ hội công bằng tiếp cận nhà ở xã hội.

Một chính sách nhân văn nếu đi vào cuộc sống sẽ không chỉ giúp người lao động an cư mà còn giúp đất nước phát triển bền vững. Vì chỉ khi người lao động có chốn đi về ổn định, họ mới có thể an tâm lao động, tái tạo sức lao động, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Đừng để những khu nhà ở xã hội phải bị bỏ hoang, xuống cấp với sự tiếc rẻ và khát khao của bao người lao động; xin đừng để giấc mơ có nhà của người lao động mãi mãi là giấc mơ không thành”.

Nữ đại biểu cho hay, đó là những lời chia sẻ, gửi gắm của cử tri là những người lao động thu nhập thấp nhờ bà gửi đến các đại biểu Quốc hội để cùng suy ngẫm, cảm thông và chia sẻ.

Góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đồng tình cao với việc cần thiết thành lập Quỹ nhà ở quốc gia tại trung ương và địa phương, đồng thời mở rộng nguồn thu từ ngân sách và xã hội hóa, đây là cơ sở tài chính quan trọng để thực hiện mục tiêu an sinh lo chỗ ở cho hàng triệu người lao động có thu nhập thấp.

Dự thảo đã có bước tiến tích cực khi quy định quỹ nhà ở quốc gia được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn hợp pháp khác, đặc biệt là khoản trích tối thiểu 50% từ số tiền, tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội cùng với nguồn thu từ bán nhà thuộc tài sản công.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Với nhiều người lao động thu nhập thấp, mua được nhà ở xã hội vẫn là điều rất khó khăn...

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định này vẫn còn thiếu một số yếu tố then chốt cần làm rõ và hoàn thiện.

Thứ nhất, chưa xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu phân bổ từ chi đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách nhà nước cả ở trung ương và địa phương để hình thành và vận hành quỹ nhà ở quốc gia.

Việc này dẫn đến nguy cơ nguồn quỹ không ổn định, phụ thuộc vào các khoản thu không cố định như tiền bán tài sản công hoặc đóng góp tự nguyện. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội là nhu cầu cấp thiết, lâu dài và liên tục của hàng triệu người lao động có thu nhập thấp.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội và cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung quy định ngân sách nhà nước hằng năm, bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phải bố trí tối thiểu 1% đến 2% tổng chi đầu tư phát triển để hình thành và vận hành quỹ nhà ở quốc gia.

Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm đóng góp cụ thể giữa trung ương và địa phương theo tỷ lệ dân số lao động, tình trạng nhà ở xã hội hiện có và nhu cầu thực tế trên địa bàn. Việc này sẽ tạo sự công bằng, minh bạch và bảo đảm hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực.

Thứ hai, theo đại biểu, quy định hiện hành chưa phân biệt giữa các vùng có nhu cầu nhà ở xã hội khác nhau ở các khu đô thị lớn, nơi tập trung đông khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai với hàng trăm nghìn công nhân đang sống trong nhà trọ chật hẹp, tạm bợ.

Đại biểu cho rằng, cần xem xét bổ sung quy định về phân loại địa phương theo nhóm có nhu cầu cao, trung bình, thấp theo mật độ dân số tại từng địa phương để từ đó có cơ chế phân bổ nguồn lực quỹ phù hợp, tránh dàn trải, thiếu hiệu quả.

Thứ ba, cần xem xét bổ sung quy định về khung giá trần hoặc giá sàn nhà ở xã hội theo từng khu vực, nếu không quy định, người lao động có thể tiếp tục rơi vào cảnh nhà ở xã hội không thể chạm tới được vì giá vẫn vượt xa thu nhập và giá nhà ở xã hội phải tương xứng với đồng lương của người lao động cả khi mua hoặc thuê...

Bạn đang đọc bài viết Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản "giảm nhiệt"
Trong tháng 4/2025, thị trường bất động sản tại Hà Nội ghi nhận sự suy giảm về mức độ quan tâm ở hầu hết các phân khúc. Cụ thể, đất nền giảm 18%, chung cư giảm 20%, nhà riêng giảm 14%, nhà mặt phố giảm 14%.
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành
Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Bộ ba chính sách tài chính thông minh tại Vinhomes Wonder City
Giữa giai đoạn thị trường đang phục hồi và nhà đầu tư thận trọng với dòng tiền, Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) ghi điểm với bộ 3 chính sách tài chính vượt trội: quà tặng giá trị, hỗ trợ lãi suất dài hạn và giãn tiến độ xây dựng.

Tin mới

Thị trường bất động sản "giảm nhiệt"
Trong tháng 4/2025, thị trường bất động sản tại Hà Nội ghi nhận sự suy giảm về mức độ quan tâm ở hầu hết các phân khúc. Cụ thể, đất nền giảm 18%, chung cư giảm 20%, nhà riêng giảm 14%, nhà mặt phố giảm 14%.
Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành
Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các ĐBQH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An
Ngày 22/5/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 213/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Công ty), cụ thể như sau:
Ninh Bình: Xử phạt hơn 30 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc
Ngày 22/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Ninh Bình, đã tiến hành kiểm tra và xử lý một cơ sở kinh doanh đồ gia dụng có hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu