0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 14/11/2024 06:39 (GMT+7)

Nguyên nhân giá cau xuất khẩu sang Trung Quốc tụt dốc không phanh

Theo dõi KT&TD trên

Giá cau tăng vọt lên tới vùng đỉnh lịch sử rồi lại lao dốc không phanh. Nguyên nhân chính được cho là do nguồn cung từ Trung Quốc hồi phục, khiến thị trường tỉ dân ngừng nhập khẩu cau từ Việt Nam.

Từ đầu vụ cau (tháng 8), giá cau tươi liên tục tăng do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng, kỷ lục lên đến 120.000 đồng/kg. Nhiều người trồng cau cho biết bán hơn một tấn cau, có thể mua được một lượng vàng.

Khi người nông dân vui mừng vì giá cau tăng cao đúng thời điểm thu hoạch rộ thì thương lái thông báo dừng thu mua khiến nhiều chủ vườn hoang mang. Ngày 27/10, giá cau tại nhiều địa phương rớt xuống chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg, thậm chí một số loại rớt còn 30.000-35.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá cau xuất khẩu sang Trung Quốc tụt dốc không phanh - Ảnh 1

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, người Trung Quốc dùng cau không chỉ để làm kẹo ngậm mà còn để ăn trầu. Hiện có khoảng 50-60 triệu người Trung Quốc ăn trầu.

Thực tế, Trung Quốc ồ ạt mua cau của Việt Nam chủ yếu do sản lượng cau sản xuất ở quốc gia này bị sụt giảm mạnh do hàng loạt vườn cau ở đảo Hải Nam - vùng trồng chính ở quốc gia này bị bệnh vàng lá. Ngoài ra, bão Yagi làm nhiều vườn cau bị thiệt hại nặng, ước tính sản lượng cau ở đảo năm nay giảm tới 40%. Điều này khiến giá thu mua cau trên thị trường tăng cao kỷ lục.

"Tuy nhiên, ngay sau khi sản xuất cau nội địa phục hồi, họ không mua cau của chúng ta nữa, vì thế giá cau Việt xuất khẩu giảm mạnh. Sang năm, giá cau Việt xuất khẩu có tăng hay không thì chưa thể dự đoán được”, ông Nguyên phân tích.

Thực tế, cuối năm 2022, giá cau cũng tăng vọt lên 60.000 đồng/kg. Ngay sau đó, loại quả này giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg khi Trung Quốc ngừng mua.

Cơ quan chức năng ngành nông nghiệp, các địa phương cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo với các loại cây trồng. Thế nhưng, nông dân mình mắc bệnh “hay quên” nên câu chuyện sau tăng giá là giảm mạnh, hay điệp khúc trồng rồi chặt vẫn cứ xảy ra.

Câu chuyện tương tự từng xảy ra với mặt hàng bắp cải: Bất ngờ xảy ra bão, Trung Quốc tăng mạnh sản lượng nhập khẩu bắp cải Việt Nam. Không có bão, nhu cầu nhập khẩu gần như bằng 0.

Ông Nguyên lưu ý, với những mặt hàng rau quả mà người Trung Quốc cũng sản xuất được thì hàng Việt rất khó cạnh tranh. Bên cạnh chi phí logistics thấp, hàng Trung Quốc còn có sự hậu thuẫn lớn là tinh thần ủng hộ hàng nội của người dân và Chính phủ Trung Quốc luôn ưu tiên bảo đảm lợi nhuận cho nông dân.

Ông dẫn chứng thêm mặt hàng thanh long: Từ năm 2022 về trước, xuất khẩu thanh long Việt Nam sang thị trường tỷ dân luôn đạt giá trị tỷ đô, nhưng từ năm 2022 đến nay sụt dần, giờ chỉ còn khoảng 500 triệu USD.

Bộ NN-PTNT đã nhiều lần khuyến cáo và định hướng, song quyết định trồng hay không lại nằm ở nông dân. Còn giá cả phải theo quy luật thị trường, thương lái không thu mua nữa, giá giảm thì cơ quan chức năng không can thiệp được.

Tại Trung Quốc, cau non được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến tại quốc gia tỷ dân, đặc biệt ở vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể.

Dù vậy, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, muốn phát triển cây cau bền vững phải có định hướng, trồng ở những vùng có lợi thế. Đặc biệt, phải có ký kết mua bán một cách bài bản với phía đối tác Trung Quốc. Còn buôn bán tiểu ngạch sẽ nhiều rủi ro.

Bạn đang đọc bài viết Nguyên nhân giá cau xuất khẩu sang Trung Quốc tụt dốc không phanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam cần lưu ý gì khi xuất khẩu chè ra thị trường?
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm chè đã có mặt tại hơn 100 quốc gia. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm bao gồm Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU, chiếm tới 70% tổng lượng và giá trị xuất khẩu.
Giá vàng lao dốc, nên bán cắt lỗ thời điểm này?
Giá vàng thế giới và trong nước đã liên tục giảm mạnh trong thời gian qua, gây lo ngại cho nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Với những biến động địa chính trị, chính sách kinh tế toàn cầu và lãi suất tại các ngân hàng trung ương lớn.

Tin mới

Hai nhà đầu tư cá nhân bị xử phạt gần 200 triệu đồng vì giao dịch “chui”
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vừa ra quyết định xử phạt hành chính ông Hoàng Minh Anh Tú và bà Trần Thị Thùy Dương, với mức tiền phạt 187,5 triệu đồng do các vi phạm không đăng ký chào mua cổ phiếu ALT công khai theo quy định; không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với cổ phiếu SMT.
SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước.
Câu chuyện về thị trường trà detox và sức khỏe
Những năm gần đây, trà detox đã trở thành một phần không thể thiếu trong xu hướng chăm sóc sức khỏe của nhiều người. Với khả năng giải độc cơ thể, thanh lọc và cải thiện sức khỏe, trà detox đã chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng.
Bài toán nan giải từ rác thải nhựa ngành F&B
Sự phát triển nhanh chóng của ngành F&B, với sự bùng nổ của các chuỗi cửa hàng đồ uống, thức ăn nhanh, đã mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng kéo theo một hệ lụy đáng lo ngại: lượng rác thải nhựa khổng lồ từ bao bì dùng một lần.
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã là số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất cả các hãng xe ngoại để trở thành số 1 thị trường, đến từ chiến lược nhất quán về sản phẩm tốt nhất, mức giá tốt nhất, cùng chính sách hậu mãi xuất sắc nhất.