0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 27/12/2024 10:50 (GMT+7)

Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng

Theo dõi KT&TD trên

Trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất.

Nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia, Hungary, Romania, Dominica; thăm làm việc tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết nhân dịp các hoạt động cấp cao.

Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam đang khẳng định tiềm năng và uy tín trên trường quốc tế.

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam tiếp tục được mở rộng, nâng tầm, nâng cấp. Việt Nam đã thúc đẩy làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động với các thị trường lớn, các đối tác đầu tư chủ chốt, quan trọng, nhất là khu vực Đông Bắc Á; châu Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông; nhất là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Hoạt động ngoại giao kinh tế, nhất là ngoại giao công nghệ, ngoại giao bán dẫn, đổi mới sáng tạo… được thúc đẩy với các đối tác chủ chốt, các tập đoàn lớn.

Trong đó, các Tập đoàn Apple, Intel, Google, NVIDIA, Samsung, LG, Cadence, Qorvo, Marvell, Siemens… đã đầu tư, mở rộng đầu tư và hợp tác với Việt Nam. Đến nay, Apple đã hoàn tất chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. Intel mở rộng giai đoạn 2 nhà máy kiểm định chip tại Thành phố Hồ Chí Minh. Google đang mở rộng đào tạo kỹ năng tại Việt Nam để tăng cường hợp tác về AI. Tập đoàn NVIDIA đã ký với Chính phủ Việt Nam thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Tiếp theo, Trung tâm R&D của Samsung, LG cũng dự kiến khai trương Trung tâm R&D thứ 3 tại Việt Nam…

Việt Nam nâng tổng số FTA ký kết và tham gia lên 17; đẩy mạnh triển khai các FTA đã ký kết, tích cực tháo gỡ các rào cản thị trường, qua đó góp phần phục hồi, tăng trưởng xuất khẩu; tập trung tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật khi triển khai EVFTA, vận động các thành viên EU về Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam, vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm D1-D3 và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Tại Hội nghị Chính phủ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh những kết quả tích cực trong công tác ngoại giao kinh tế, là điểm sáng trong công tác đối ngoại, đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2024 với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt. Trong đó, tăng trưởng khoảng trên 7%, thu hút FDI 11 tháng tăng 12,4% đạt 31,4 tỷ USD, với số giải ngân đạt 21,7 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm vừa qua; và kim ngạch xuất nhập khẩu trên dưới 800 tỷ USD…

Điểm lại 700 hoạt động ngoại giao kinh tế, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch được triển khai tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và hơn 400 hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại các địa phương ở trong và ngoài nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế ngày càng thực chất hơn và bài bản hơn, với "3 rõ" là kết quả rõ, sản phẩm rõ, đóng góp rõ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Một số kết quả cụ thể "cân, đong, đo, đếm" được, lượng hóa được gồm: Thu hút các tập đoàn, công ty sản xuất chip vào Việt Nam, đặc biệt là NVIDIA; mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt cao kỷ lục; phát triển mạnh du lịch, kéo theo đó là ngành hàng không phát triển; xuất siêu lớn… Lòng tin của các đối tác được tăng lên; xung lực hợp tác từ các chuyến thăm cấp cao được các Bộ, ngành, doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn. Nhiều thị trường mới được khai thác như Trung Đông, thị trường Halal, thị trường sang Nam Mỹ.

Tuy nhiên, ngoại giao kinh tế vẫn còn những hạn chế như: Chưa tận dụng hiệu quả và đầy đủ từ việc nâng tầm, nâng cấp quan hệ với các đối tác; hợp tác kinh tế với một số địa bàn chiến lược chưa tương xứng với khuôn khổ hợp tác; triển khai các cam kết, thỏa thuận có lúc, có nơi còn chậm; công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu trong một số trường hợp thiếu chủ động, chưa theo kịp diễn biến…

Theo Thủ tướng, thời gian tới, tình hình quốc tế sẽ ngày càng phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, trong đó mặt thách thức vẫn nổi trội. Do đó, cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.

Trong đó, năm 2025 vừa là năm bứt tốc, hoàn thành các mục tiêu phát triển của giai đoạn 2021-2025; vừa phải tích cực sắp xếp tổ chức, bộ máy và tổ chức các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước; vừa chuẩn bị tốt tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bạn đang đọc bài viết Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm nổi bật đáng chú ý của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thuế tại Việt Nam với sự ra đời và áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới. Những thay đổi này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong môi trường kinh doanh.
Kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền ảo
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 139/CĐ-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.

Tin mới

5 loại trà đen nổi tiếng và đặc trưng của chúng
Trà đen không chỉ là một thức uống phổ biến mà còn là biểu tượng văn hóa của nhiều quốc gia. Từ hương vị thanh tao của Darjeeling đến sự quyến rũ của Assam, mỗi loại trà đen đều mang đến những trải nghiệm độc đáo và tinh tế, làm say lòng người thưởng thức trên khắp thế giới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
Ngày 25/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1444/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng (Địa chỉ: số 7, Lô 28A đường Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng), cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và thị trường chứng khoán đối với ông Phạm Quang Khánh
Ngày 26/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1442/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Phạm Quang Khánh (Địa chỉ: Biệt thự 32H1 – KĐTM Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội).
Bắc Ninh: Người dân được bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất đai
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nghiêm Quang Hài về việc thu hồi đất nông nghiệp tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ông Hài theo đúng diện tích đất thực tế, bảo vệ quyền lợi người dân trong tranh chấp đất đai
BĐS dòng tiền tại Vinhomes Global Gate dẫn dắt xu hướng đầu tư trong “thập kỷ tăng trưởng mới”
Theo giới chuyên gia, một thập kỷ rực rỡ của thị trường BĐS đã sẵn sàng mở ra từ năm 2025. Ngay ở đầu giai đoạn phát triển mới này, nhà đầu tư đã có thể gặt hái “thành quả trong mơ” ở những giỏ hàng chất lượng như phân khu Cát Tường thuộc Vinhomes Global Gate (Đông Anh, Hà Nội).
Những điểm sáng kinh tế và động lực tăng trưởng của thị trường bất động sản năm 2025
Dự báo về triển vọng tăng trưởng của thị trường bất động sản năm 2025, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2025, thị trường bất động sản sẽ phát triển sôi động hơn năm trước trên mọi phân khúc, dù tốc độ không đồng đều, song cũng chưa có đột phá hoặc bùng phát cực đoan.
Sẽ thu hồi tài sản ở nước ngoài của Mr Pips Phó Đức Nam
Theo cơ quan Công an, liên quan đến vụ án Phó Đức Nam, hiện nay, tổng tất cả các tài sản thu giữ, phong tỏa có giá trị đến nay khoảng hơn 5.300 tỷ đồng. Đồng thời xác định thêm 500.000 USD gửi trong tài khoản mở tại nước ngoài, nhiều tài sản khác đang ở nước ngoài...