0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 10/04/2024 15:59 (GMT+7)

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Theo dõi KT&TD trên

Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam.

Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước
Nhập khẩu tăng “khủng” qua từng năm.

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tổng lượng nhập thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023. Cụ thể, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc năm 2022 đạt 3,3 triệu tấn, nhưng đến năm 2023, lượng nhập khẩu đã tăng lên hơn 6,2 triệu tấn, tăng hơn 47% so với cùng kỳ 2022 và chiếm trên 70% tổng lượng thép cán nóng nhập về Việt Nam (9,6 triệu tấn). Như vậy, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ nhập khẩu bằng 143% so với lượng sản xuất thực tế của các nhà sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam.

Hiện tại, nhu cầu thép cán nóng HRC trong nước là khoảng 10-11 triệu tấn mỗi năm, năng lực sản xuất trong nước là 8,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên với thực trạng thép cán nóng ồ ạt nhập về Việt Nam, thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất thép HRC trong nước giảm mạnh từ 46% năm 2021 xuống mức gần 30% vào 2023. Trong khi đó, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng từ 32,4% vào năm 2021 lên 45,8% năm 2023. Rõ ràng, miếng bánh thị phần tiêu thụ thép cán nóng tại Việt Nam đang bị thép nhập khẩu “nuốt” mất phần lớn.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Số liệu trên cũng cho thấy, năm 2023, giá bán hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm 20-26% so với năm 2022 và xu hướng nhập khẩu thép cán nóng ồ ạt với giá rẻ vẫn đang được tiếp diễn ở những tháng đầu năm 2024. Tình trạng này có dấu hiệu rõ ràng của hành vi bán phá giá, bán dưới giá thành và đây là điều không được WTO chấp nhận.

Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2023 chỉ ra, sản lượng sản xuất thép cán nóng của Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh sụt giảm, chỉ đạt 79% công suất thiết kế so với mức 89% của năm 2021 do phải cạnh tranh thiếu công bằng với hàng nhập khẩu bán dưới giá thành.

Trước thực trạng này, các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam quy mô lớn là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa đã nộp đơn đề nghị Bộ Công thương mở cuộc điều tra chống bán phá giá với hàng thép cán nóng nhập khẩu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Nên mở cuộc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu hay không?

Ngay sau khi Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh nộp đơn đề xuất khởi xướng điều tra, nhiều doanh nghiệp hạ nguồn sản xuất tôn mạ, ống thép đã lên tiếng yêu cầu không tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu. Cái lý các doanh nghiệp này đưa ra là thép cán nóng nhập từ hai quốc gia quốc gia trên không bán phá giá đồng thời cho rằng, một khi thuế chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc được áp dụng, hai doanh nghiệp này sẽ độc quyền hoàn toàn nguồn cung, dẫn tới chuyện tăng giá bán khiến giá bán thành phẩm tăng tương ứng, làm giảm tính cạnh tranh của hoạt động sản xuất tôn mạ, ống thép của Việt Nam…

Tuy vậy, các số liệu thực tế tại bảng trên cũng cho thấy, thị phần của thép cán nóng nhập khẩu từ các quốc gia khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga cũng rất ổn định với mức 23-25% nhiều năm qua và sẽ gia tăng trong trường hợp các nhà sản xuất Trung Quốc, Ấn Độ bán phá giá có khả năng bị áp thuế. Do vậy lo ngại doanh nghiệp trong nước độc quyền là điều không thực tế.

Trao đổi với phóng viên, ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: “VSA cũng nhận thấy có hiện tượng gia tăng nhập khẩu với sản phẩm thép cán nóng HRC thời gian gần đây. Tôi cho rằng mở cuộc điều tra chống bán phá giá là cần thiết. Quan điểm nhất quán của Hiệp hội là bảo vệ sản xuất trong nước, đặc biệt là các khâu thượng nguồn”.

Khi tiến hành điều tra, các bên sẽ cung cấp hồ sơ và giải trình để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét nhằm trả lời câu hỏi “có chuyện hàng nhập khẩu bán phá giá nên gia tăng được lượng nhập khẩu vào Việt Nam không”. Hiện tại, thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn là loại Q195 (với khoảng trên dưới 45% tùy thời điểm) với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp hơn hàng sản xuất trong nước. Ông Đa cũng cho hay, hai loại thép này có sự chênh nhau về chất lượng, nên khi điều tra sẽ có kết luận chính xác.

Về chủ đề này, PGS.TS Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ cũng đồng tình quan điểm: “Rất cần mở cuộc điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng nhập khẩu”. Gần đây có dấu hiệu nhập khẩu ồ ạt thép cán nóng từ bên ngoài. Điều này có thể do nhu cầu thép tại chỗ của Trung Quốc suy giảm.

Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Điều tra chống bán phá giá là thông lệ phổ biến

Thống kê của Tổ chức thương mại thế giới WTO và Global Trade Alerts cũng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thép cán nóng của Trung Quốc và Ấn Độ đã bị khoảng 14 quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (với trên 40 vụ việc điều tra).

Các quốc gia này đều là các quốc gia đã có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm thép cán nóng (Hoa Kỳ, EU, Australia, Brazil, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, UK và Ấn Độ). Hầu hết các vụ việc điều tra đều dẫn tới kết luận là có hành vi bán phá giá hoặc được trợ cấp đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ với biên độ bán phá giá ở mức cao.

Chủ tịch VSA cũng cho hay, Thái Lan và Indonesia có công suất/sản lượng sản xuất thép cán nóng thấp hơn Việt Nam, thị trường trong nước của các nước này cầu lớn hơn cung nhưng họ cũng làm rất nghiêm việc chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước. Dữ liệu công khai cho thấy, Thái Lan đang có thuế nhập khẩu MFN đối với thép cán nóng là 5% và thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài lên đến 42%.

Trong giai đoạn 2020-2022, tỷ lệ hàng nhập khẩu so với tổng tiêu thụ thép cán nóng nội địa tại Thái Lan trong khoảng 51%-58%. Tỷ lệ này tại Indonesia còn thấp hơn, quanh mức 35%-37%. Trong khi đó, tỷ lệ hàng nhập khẩu tại Việt Nam chiếm đến 70% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Từ thực tiễn các “thông lệ” trên thế giới, PGS.TS Phan Đăng Tuất nhấn mạnh, một cuộc điều tra chi tiết, rõ ràng là rất cần thiết để bảo vệ sản xuất thượng nguồn của ngành thép vốn là xương sống của một nền kinh tế. Điều này không chỉ bảo vệ sản xuất hiện hữu mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Liên quan đến vụ việc này, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng (HRC) nhập khẩu đang được Bộ Công Thương thẩm định và sẽ xử lý công khai, khách quan, minh bạch, khách quan theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và WTO.

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.