0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 27/03/2025 16:39 (GMT+7)

Ngành Thép với những thách thức từ biến động thị trường thế giới

Theo dõi KT&TD trên

Với sự phục hồi khá chậm và chưa chắc chắn trong năm 2024, ngành Công nghiệp thép nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều biến động khó lường từ những thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn trên thế giới.

Sức ép cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), so sánh năm 2024 với năm 2023, sản xuất thép thô đạt hơn 21,98 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ; tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt 21,41 triệu tấn, tăng 14%. Trong đó, chủ yếu xuất khẩu phôi dẹt (slab) đạt 2,783 triệu tấn, tăng 55%.

Ngành Thép với những thách thức từ biến động thị trường thế giới
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép cũng đã có những giải pháp thích ứng trước những khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,443 triệu tấn, tăng 6,1%. Trong đó, sản xuất thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng cao nhất là 23,1%; thép xây dựng tăng 10,1%; ống thép tăng 3,5% và cuộn cán nóng (HRC) tăng 1,5%; duy nhất sản xuất thép cuộn cán nguội ghi nhận mức tăng trưởng âm 19,4%.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 29,09 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng, trong đó cuộn cán nguội (CRC) tăng cao nhất là 34,6%; tiếp đến là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 26,9%, thép xây dựng 9,3% và ống thép 5,5%, riêng thép HRC giảm 3,3% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu thép thành phẩm năm 2024 đạt 8,042 triệu tấn, giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ 2023.

Theo các chuyên gia, mặc dù đã đạt được kết quả tích cực, song ngành thép nước ta trong năm 2024 phục hồi khá chậm và chưa chắc chắn. Bước vào năm Năm 2025, bên cạnh những cơ hội, ngành công nghiệp thép tiếp tục phải đối mặt với những biến động khó lường.

Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu, khi thị trường nội địa yếu. Từ đó, các nhà sản xuất thép Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất thị trường nội địa, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và công ăn việc làm của người lao động.

Bên cạnh đó, tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Đáng chú ý, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này, trong đó có trong đó có thép Việt Nam.

Theo VSA, trong ngắn hạn, thép Việt vẫn có cơ hội xuất vào thị trường này do năng lực cung ứng nội địa của Hoa Kỳ chưa thể đáp ứng ngay và từ năm 2018 hầu hết thép Việt Nam vào thị trường này đều đã bị áp thuế 25%. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi vì các quyết định điều tra về phòng vệ thương mại do xu thế bảo hộ ngày càng gia tăng tại thị trường Mỹ.

Về trung và dài hạn, khi các nền kinh tế lớn với công nghệ sản xuất thép hiện đại bị áp thuế thép 25% từ Hoa Kỳ, sẽ tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam hoặc quay trở lại thị trường nội địa. Điều này sẽ khiến thép Việt Nam gặp khó khăn không những tại thị trường Hoa Kỳ, mà còn gặp khó tại gần 30 thị trường truyền thống (ngoài Hoa Kỳ).

Chủ động có kế hoạch ứng phó từ xa, từ sớm

Để ứng phó có hiệu quả đối với sự thay đổi chính sách thương mại của các nước lớn trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép cũng đã có những giải pháp thích ứng. Đồng thời, xem đây là một cơ hội mới, thay vì mất nhiều thời gian vào những sản phẩm thô thì chuyển sang tập trung vào những sản phẩm có giá trị cao và những sản phẩm có giá trị hoàn thiện cho khách hàng quốc tế. Việc Mỹ áp thuế 25% mà không có ngoại lệ giúp tạo ra một sân chơi công bằng hơn, cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn so với trước đây.

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Hệ thống thương vụ Việt Nam tháng 2 vừa qua, đại diện VSA đề xuất cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục nắm bắt, cập nhật thông tin, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp và VSA, giúp các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam chủ động có kế hoạch ứng phó từ xa, từ sớm.

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh và nâng cao năng lực bảo vệ sản xuất trong nước, theo hướng chặt chẽ đầu vào, thông thoáng đầu ra cho các sản phẩm trong nước đã sản xuất được. Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp, phòng ngừa thép của các nền kinh tế lớn cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Việt Nam.

Mặt khác, đảm bảo thông thoáng đầu ra cho các sản phẩm trong nước đã sản xuất được từ khâu tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm thép sản xuất tại Việt Nam; xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu thép đến các thị trường mới; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu.

Cảnh báo sớm và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra (đàm phán, trao đổi, trình bày lập luận, quan điểm của Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra, hỗ trợ tham vấn trong các phiên tham vấn công khai tại nước khởi kiện...) nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của thép Việt Nam tại các thị trường truyền thống, khơi thông dòng chảy thép Việt Nam ra thị trường toàn cầu.

Bạn đang đọc bài viết Ngành Thép với những thách thức từ biến động thị trường thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ chất lượng tuồn vào Bắc Ninh
Chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm BVSK không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Startup đồ uống: Làm gì để bứt phá giữa một thị trường bão hòa?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Từ những chuỗi cà phê nổi tiếng đến các quán trà sữa đứng góc phố, từ nước ép trái cây tươi đến đồ uống healthy - thị trường dường như đã bão hòa với vô số thương hiệu lớn nhỏ.

Tin mới

Khi doanh nghiệp Việt bước vào đường đua chuyển đổi số
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình vào kỷ nguyên số, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghệ không thể đảo ngược. Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn xa xỉ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Người Việt mua sắm online: Thông minh hơn, khó tính hơn
Cuộc cách mạng thương mại điện tử tại Việt Nam đã tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới - những người mua sắm trực tuyến thông minh, tinh tế và đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Sự chuyển đổi này không chỉ thay đổi cách người Việt mua sắm mà còn định hình lại toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và thị trường chứng khoán đối với CTCP Cơ điện lạnh
Ngày 25/4/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 132/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (Công ty) (Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh).
Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ chất lượng tuồn vào Bắc Ninh
Chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm BVSK không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.