0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 09/03/2025 07:11 (GMT+7)

"Ông lớn" ngành thép Formosa Hà Tĩnh gặp khó

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục trì trệ, cùng hàng rào thuế quan đã khiến Formosa gặp khó trong kinh doanh thép.

"Ông lớn" ngành thép Formosa Hà Tĩnh gặp khó - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh cho biết, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 9% so với cùng kỳ năm 2024, chủ yếu do nhà máy thép Formosa gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thép tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

Cụ thể, tháng 2/2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Hà Tĩnh giảm 0,53% so với tháng trước và giảm 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng ước giảm 14,94% so với tháng trước và tăng 132,96% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 0,82% so với tháng trước và giảm 4,85% so với cùng kỳ….

Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giảm 9,0% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 92,83% đóng góp 0,73 điểm vào mức tăng chung toàn ngành.

Về xuất khẩu, trị giá xuất khẩu toàn tỉnh Hà Tĩnh tháng 2/2025 ước đạt 160,5 triệu USD, tăng 39,83% so với tháng trước nhưng giảm 34,49% so với cùng cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt hàng thép của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chịu sự tác động của chính sách bảo hộ ngành thép của một số nước trên thế giới. Chỉ tính riêng xuất khẩu từ Formosa ước đạt 142,48 triệu USD (chiếm 88,77% trị giá xuất khẩu toàn tỉnh) tăng 46,13% so với tháng trước nhưng giảm 41% so với cùng kỳ.

Formosa Hà Tĩnh cùng Tập đoàn Hòa Phát là 2 doanh nghiệp nội địa có khả năng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) - sản phẩm chủ lực trong hoạt động kinh doanh. Kể từ sau Covid-19, nhóm này chịu sức ép khi thép HRC giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, nhiều khu vực đồng loạt điều tra chống bán phá giá thép HRC nhập từ Việt Nam, bao gồm châu Âu, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan...

Năm 2023, Thép Formosa Hà Tĩnh ghi nhận doanh thu 124,5 tỷ Đài tệ nhưng chịu lỗ 20,1 tỷ Đài tệ (khoảng 15.742 tỷ đồng). Trước đó, năm 2022, công ty cũng lỗ 10 tỷ Đài tệ (khoảng 7.832 tỷ đồng).

Nguyên nhân thua lỗ do thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục trì trệ, khiến nhu cầu thép sụt giảm, dẫn đến tình trạng bán phá giá thép tại Đông Nam Á. Để giữ vững thị phần và tránh mất khách hàng, Thép Formosa Hà Tĩnh buộc phải giảm giá để cạnh tranh, dù giá nguyên liệu thô không giảm đáng kể.

Năm 2024, tổng sản lượng thép xuất khẩu đạt khoảng 12,62 triệu tấn, tăng 13,47% so với năm 2023, mang về kim ngạch 9,08 tỷ USD, tăng 8,78% so với cùng kỳ.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm ASEAN (26%), EU (25%) và Hoa Kỳ (15%). Đặc biệt, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng hơn 50% so với năm trước, nâng tỷ trọng xuất khẩu thép sang thị trường này lên 13%. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu như Nga, Ả Rập Xê Út và Tây Ban Nha cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng từ 2 đến 3 con số, mở ra triển vọng tích cực cho ngành thép Việt Nam trong thời gian tới.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết "Ông lớn" ngành thép Formosa Hà Tĩnh gặp khó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.
"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.