Năng lượng tái tạo sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới
Theo các chính sách và điều kiện thị trường hiện tại, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đang trên đà tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030. Riêng điện mặt trời chiếm 3/4.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế - IEA, năm 2023 công suất năng lượng tái tạo của thế giới đã tăng thêm 50% so với năm trước đó, đồng thời dự đoán đà tăng trưởng công suất này sẽ bùng nổ trong 5 năm tới. Công suất năng lượng tái tạo được bổ sung vào các hệ thống năng lượng trên toàn thế giới đã tăng 50% vào năm 2023, đạt gần 510GW, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 3/4."
Mức tăng trưởng lớn nhất diễn ra ở Trung Quốc, quốc gia đã vận hành nhiều quang điện mặt trời vào năm 2023, ngang bằng với sản lượng năng lượng của toàn thế giới vào năm 2022, trong khi công suất bổ sung năng lượng gió của Trung Quốc tăng 66% so với năm 2022. Theo báo cáo của IEA, sự gia tăng công suất năng lượng tái tạo ở châu Âu, Mỹ và Brazil cũng đạt mức cao nhất.
(Ảnh minh họa)
Theo các chính sách và điều kiện thị trường hiện tại, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đang trên đà tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030. Việc đạt được mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vẫn chưa thể thực hiện. Tuy nhiên, lĩnh vực năng lượng đang tiến gần hơn tới mục tiêu này và các chính phủ đã có những công cụ cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch. Điện gió và điện mặt trời trên đất liền hiện nay rẻ hơn so với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới, cũng như các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện có ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, thách thức quan trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế là nhanh chóng tăng cường tài chính và triển khai năng lượng tái tạo ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào cuối năm 2023 với sự tham gia của gần 200 quốc gia đã lần đầu tiên nhất trí kêu gọi thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
LAN HƯƠNG