0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 05/03/2024 15:04 (GMT+7)

Mối hoạ khôn lường cho trẻ từ đồ chơi ‘độc hại’ trên mạng

Theo dõi KT&TD trên

Đồ chơi là niềm vui nho nhỏ thân quen, là kho báu, niềm ao ước, tự hào... của hầu như mọi đứa trẻ trên thế giới. Ý nghĩa của các đồ chơi cho trẻ không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó ta giúp trẻ học hỏi nhiều điều từ thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của bán hàng trực tuyến, thị trường đồ chơi dành cho trẻ cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh các thương hiệu có sản phẩm chất lượng, được kiểm định chất lượng rõ ràng, thì không ít cơ sở kinh doanh bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm đồ chơi thiếu an toàn, thậm chí không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất liệu…

Mối hoạ khôn lường cho trẻ từ đồ chơi ‘độc hại’ trên mạng
Các sản phẩm đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em vẫn được rao bán tràn lan trên không gian mạng, thậm chí trên các sàn thương mại điện tử lớn

Ma trận đồ chơi độc hại trên mạng, mối hoạ khôn lường cho trẻ

Chắc trong chúng ta cũng đã có dịp chứng kiến những phút giây thoả thích của trẻ trong thế giới đồ chơi của riêng mình, người lớn chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy trẻ vui như vậy. Theo các chuyên gia, đồ chơi không chỉ giúp trẻ có những giờ phút vui chơi thoải mái mà còn kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của các con. Chính vì thế, đồ chơi ngoài yếu tố chất liệu an toàn còn phải hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho trẻ.

Trên thị trường hiện nay, thế giới đồ chơi cho trẻ rất đa dạng, và vô cùng phong phú, với đủ loại mẫu mã, chủng loại và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, có một thức trạng rất đáng quan ngại, rằng nhiều sản phẩm trong số đó không rõ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất liệu... Thậm chí, xuất hiện rất nhiều loại đồ chơi bị cấm, hoặc thuộc diện cảnh báo khi cho trẻ sử dụng.

Dạo một vòng “chợ mạng”, PV Thương Trường nhận thấy, trên rất nhiều trang mạng đang rao bán nhan nhãn đồ chơi súng ống. Chỉ cần lên google, gõ tìm kiếm cụm từ “súng đồ chơi dành cho trẻ”, có tới hơn 27 triệu kết quả tìm kiếm, với đủ kiểu loại súng, trong đó có cả súng bắn bằng đạn cao su.

Ngay trên sàn thương mại điện tử Shopee, có hàng trăm shop đang bán đồ chơi trẻ em bán về súng. Cụ thể, tại shop có tên “khogiadung81” đang rao bán vỉ súng đồ chơi dính cao su, kèm lời giới thiệu: “Kích thước vỉ 10 x30 cm, sản phẩm bằng nhựa cao cấp không gây độc hại, màu sắc bắt mắt tạo cảm giác thích thú cho bé khi chơi. An toàn tuyệt đối khi chơi và có xuất xứ từ Trung Quốc. Cũng trong phần giới thiệu, shop “khogiadung81” còn giới thiệu, dòng súng đồ chơi dính cao su là do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ đồ chơi quốc tế ABC, có địa chỉ tại xóm Nhỏ, phường Yên thế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai nhập khẩu và phân phối sản phẩm.

Mối hoạ khôn lường cho trẻ từ đồ chơi ‘độc hại’ trên mạng
Theo các chuyên gia "cần có những biện pháp ngăn chặn, xử lý, cấm lưu hành những loại đồ chơi ảnh hưởng xẩu đến trẻ nhỏ"

Cũng trên Shopee, tại shop có tên “Shop Tạp Hóa Gia Đình HCM”, cơ sở này đang bán loại đồ chơi là súng gỗ bắn nịt liên tục. Ngoài ra, cơ sở này còn bán cả kiếm đồ chơi với tên gọi Kiếm nhựa Katana Mini, Kiếm Samurai mini… với dòng lưu ý, rằng: “Đây là kiếm đồ chơi nhựa mini chơi vui không gây sát thương”…

Một số cơ sở cho rằng đây là đồ chơi không gây sát thương, nhưng đó là nói nói của người bán hàng, còn thực tế trong quá trình chơi của trẻ, những đồ chơi này vẫn có thể làm tổn hại đến cơ thể, trầy xước hoặc những tác động đến những bộ phận quan trọng trên cơ thể trẻ… Dù mức sát thương có thể không lớn, nhưng những tổn hại nhỏ trên cơ thể của trẻ là hoàn toàn có thể xẩy ra.

Không chỉ vậy, theo chuyên gia tâm lý đồ chơi bạo lực sẽ ảnh hưởng tiêu cực và tác động đến sự phát triển nhân cách của trẻ về sau.

Bên cạnh đó, với vô vàn sản phẩm đồ chơi trên không gian mạng, rất có thể các bậc phụ huynh mua phải đồ chơi bằng nhựa không rõ xuất xứ, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ là rất lớn. Nhiều loại đồ chơi không rõ nguồn gốc thường được làm từ nhựa kém chất lượng, kim loại pha chì, rất độc hại khi dùng.

Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm đồ chơi, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, có thể gây nên các căn bệnh về đường ruột, ho lao, viêm phổi... Thực tế là đã có rất nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng, thậm chí ngộ độc do dùng đồ chơi làm bằng nhựa. Thế nhưng, rất nhiều phụ huynh vẫn lựa chọn những mặt hàng này phần vì chưa ý thức được sự nguy hiểm của những món đồ chơi không rõ nguồn gốc, phần vì chưa xác định được lựa chọn sao cho hợp lý, thậm chí theo sở thích của con trẻ.

Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, cho rằng đồ chơi có ý nghĩa vô cùng lớn đối với con trẻ. Vậy nên, ngoài việc lựa chọn những loại đồ chơi có chất liệu an toàn thì cha mẹ cũng phải quan tâm đến tính giáo dục của món đồ chơi đó. Các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục, như súng nén bằng hơi, bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại dao, kiếm… sẽ kích thích tính bạo lực trong trẻ.

Chính vì thế “cần có những biện pháp ngăn chặn, xử lý, cấm lưu hành những loại đồ chơi ảnh hưởng xẩu đến trẻ nhỏ”, chuyên gia Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Quy định của pháp luật liên quan đến đồ chơi trẻ em đều cũng rất rõ. Theo Mục X Quyết định 88/2000/QĐ-BTM quy định về một số loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường, gồm: Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng; Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác; Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ; Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác; Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá; Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén....

Giữa “ma trận” các mặt hàng đồ chơi cho trẻ đang được rao bán rầm rộ, công khai trên mạng xã hội, các trang mạng và sàn thương mại điện tử hiện nay, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác và sáng suốt với sự lựa chọn của mình, làm sao an toàn, chất lượng, hiệu quả nhưng cũng phải phù hợp với trẻ.

Hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm bị xử phạt như thế nào?

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, chế tài đối với hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, sản phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, buôn bán hàng cấm được quy định như sau:

Tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng.

Còn tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 80.000.000 đồng và có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP. Người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Minh Đức

Bạn đang đọc bài viết Mối hoạ khôn lường cho trẻ từ đồ chơi ‘độc hại’ trên mạng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thị trường tỷ dân chi hơn 3 tỷ USD mua rau quả Việt Nam
Dù là quốc gia xuất khẩu lớn, Trung Quốc vẫn chi gần 3,1 tỷ USD để nhập các loại rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Việt Nam nổi lên như một hiện tượng xuất khẩu rau quả sang thị trường tỷ dân này.
5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.