0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 11/07/2023 14:37 (GMT+7)

Loạt sai phạm, thiếu sót trong quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất tại Hải Dương

Theo dõi KT&TD trên

Qua thanh tra 16 dự án sử dụng đất (bao gồm cả dự án đối ứng trong dự án BT), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm, thiếu sót. Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương xử lý về kinh tế tổng số tiền tạm tính là 110.394,637 triệu đồng.

Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo thẩm quyền được phân cấp.

Loạt sai phạm tại dự án sử dụng đất

Thanh tra Chính phủ mới đây đã có thông báo Kết luận thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020. Kết luận chỉ rõ, qua thanh tra 16 dự án sử dụng đất (bao gồm cả dự án đối ứng trong dự án BT), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm, thiếu sót.

Theo đó, qua thanh tra 16 dự án sử dụng đất tại tỉnh Hải Dương, phát hiện 7/16 dự án có hạn chế, thiếu sót về công tác quy hoạch như: Thời điểm phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng có chức năng sử dụng đất còn chưa phù hợp, đồng bộ với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (sau đó được cập nhật, điều chỉnh); quy hoạch xây dựng tại khu công nghiệp có lô đất y tế chưa phù hợp với chức năng sử dụng đất khu công nghiệp. Khi phê duyệt quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư không xin ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch khoáng sản.

Trong đó, có 2 dự án là dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kinh doanh hạ tầng khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang có chất lượng quy hoạch dự án còn nhiều bất cập, phải điều chỉnh nhiều lần, nội dung điều chỉnh manh mún, việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án điều chỉnh chậm, kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư xây dựng.

Dự án khu dân cư Đại An II, việc triển khai các bước về lập quy hoạch kéo dài, điều chỉnh cơ cấu, ranh giới cho thuê đất nhưng chưa kịp thời thực hiện các trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định, từ đó dẫn đến chậm lựa chọn chủ đầu tư dự án, làm giảm hiệu quả sử dụng đất.

Loạt sai phạm thiếu sót trong quản lý đầu tư xây dựng sử dụng đất tại Hải Dương
Dự án Khu Dân cư Đại An II do Công ty Cổ phần Đại An tạm quản lý đất khu vực dự án, chưa được lựa chọn chính thức làm chủ đầu tư nhưng đã thi công hạ tầng kỹ thuật, tiến hành xây dựng nhà trên một số ô đất.

Có 13/16 dự án có hạn chế, thiếu sót như chậm phê duyệt giá đất, xác định bổ sung tiền sử dụng đất khi chưa điều chỉnh quy hoạch hoặc giao đất bổ sung, xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là tạm tính, phê duyệt giá đất cho cả phần diện tích đất chưa được giao. Chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời gian ổn định 5 năm. Không xác định cụ thể diện tích từng loại đất dẫn đến diện tích đất phải nộp tiền thuê đất không thống nhất tại các hồ sơ, tài liệu. Chậm thu nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Trong đó, có đến 4 dự án đã được giao đất trên 1 năm nhưng vẫn chưa phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất như dự án khu đô thị Đại Sơn, dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kinh doanh hạ tầng khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Ninh Giang, dự án khu dân cư, dịch vụ, thương mại phía Bắc thị trấn Phú Thứ, dự án khu dân cư phía Đông đường Trần Hưng Đạo, phường Sao Đỏ, TP Chí Linh.

Có 7/16 dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm khi phê duyệt giá đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất. Cụ thể, việc xác định tổng mức đầu tư dự án có một số chi phí chưa phù hợp hoặc vẫn để khoản thuế VAT trong tổng chi phí hạ tầng kỹ thuật của chi phí phát triển giả định để tính tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, làm phát sinh bổ sung tiền sử dụng đất phải nộp. Chậm xác định khối lượng, thẩm định dự toán đối với một số hạng mục có giá trị đầu tư tạm tính; không tiến hành các thủ tục về quản lý đất đai, không có hợp đồng thuê đất, dẫn đến không xác định tiền thuê đất kịp thời.

Có 4/16 dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm về trình tự, thủ tục như thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục báo cáo HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư; thu hồi đất để thực hiện dự án khi chưa tiến hành đầy đủ trình tự, thủ tục sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định, chậm hoặc chưa tiến hành thủ tục giao đất, bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư khi đã giải phóng mặt bằng xong, chậm tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Có 4/16 dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm về trật tự xây dựng, như chủ đầu tư dự án tổ chức thi công khi chưa được cấp phép xây dựng, không thực hiện các thủ tục thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc đóng cửa mỏ khu vực dự án. Trong đó, dự án khu dân cư Đại An II, Công ty Cổ phần Đại An đang tạm quản lý đất khu vực dự án, chưa được lựa chọn chính thức làm chủ đầu tư đã thi công đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật, tiến hành xây dựng nhà trên một số ô đất, vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất và trật tự xây dựng.

Ngoài ra, còn một số dự án có hạn chế, thiếu sót, vi phạm khác như: Tại dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đại An mở rộng, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp và cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhưng chưa ghi đầy đủ nội dung về tiến độ dự án, ưu đãi đầu tư theo quy định; có dự án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở cho chủ đầu tư dự án với thời hạn sử dụng đất lâu dài không đúng quy định; có dự án chậm thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán; chậm thực hiện nghiệm thu, quyết toán hạ tầng kỹ thuật của dự án...

Loạt sai phạm thiếu sót trong quản lý đầu tư xây dựng sử dụng đất tại Hải Dương
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp và cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư có nhiều thiếu sót.

Theo TTCP, để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng đất nêu trên thuộc trách nhiệm của Chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực, giai đoạn 2016-2020 và thời kỳ có liên quan. Giám đốc, phó giám đốc sở, ngành phụ trách lĩnh vực; chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã phụ trách lĩnh vực, giai đoạn 2016-2020 và thời kỳ có liên quan, các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kiến nghị làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm

Từ những nội dung nêu trên, Tổng TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Hải Dương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo thẩm quyền được phân cấp, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý đối với những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai…

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài chính rà soát, khảo sát và đưa vào công bố giá một số vật liệu đã có trên thị trường. Rà soát, điều chỉnh đồ án quy hoạch nhằm khắc phục những tồn tại, bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Chỉ đạo Sở Tài chính, chủ đầu tư các dự án khẩn trương thực hiện việc quyết toán công trình, dự án đã hoàn thành.

Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc chủ đầu tư 10 dự án đầu tư xây dựng được thanh tra trực tiếp tổ chức kiểm tra, rà soát để khắc phục các tồn tại đã chỉ ra tại kết luận thanh tra.

Chỉ đạo kiểm tra, rà soát tất cả các dự án chưa được tỉnh quyết toán đã gây nên nhiều dư luận không tốt về quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh.

Rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư dự án đang còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản thuế, phí phải nộp về ngân sách Nhà nước, xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp không chấp hành.

Về xử lý kinh tế, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương xử lý về kinh tế tổng số tiền tạm tính là 110.394,637 triệu đồng.

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3608/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về Kết luận thanh tra số 856/KL-TTCP ngày 31/3/2023 thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020, như sau:

Theo đó, TTCP chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thanh tra, các kết luận, kiến nghị tại Kết luận thanh tra về thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh

Hải Dương trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2016-2020, bảo đảm chính xác, khách quan, đúng pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thực hiện, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

UBND tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra , không để xảy ra vi phạm, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước; gửi báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Loạt sai phạm, thiếu sót trong quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất tại Hải Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.