0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 29/07/2024 14:58 (GMT+7)

Kỳ vọng về triển vọng xuất khẩu cá ngừ trong những tháng cuối năm

Theo dõi KT&TD trên

Xuất khẩu cá ngừ đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nguồn cung nguyên liệu cho ngành xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa có lời giải.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ ước đạt hơn 550 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.

Tất cả các nhóm mặt hàng cá ngừ xuất khẩu đều tăng trong thời gian này; trong đó, cá ngừ đông lạnh có chiều hướng tăng giá trị, đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay với hơn 44 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, có xu hướng ngày càng tăng cho đến cuối năm 2024.

Kỳ vọng về triển vọng xuất khẩu cá ngừ trong những tháng cuối năm - Ảnh 1

Trong khi đó, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp lại giảm 11%, ước đạt gần 20 triệu USD - bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam thông tin.

Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, châu Âu hay Israel vẫn tiếp tục tăng trong những tháng qua, lần lượt là 18%, 56% và 50%. Đáng chú ý, tại khối thị trường châu Âu, xuất khẩu cá ngừ sang Italy và Hà Lan đang tăng “phi mã” ở mức 3 con số, trong khi xuất khẩu sang Đức lại giảm.

Cùng đó, xuất khẩu cá ngừ sang Nga cũng đang tăng phi mã ở mức ba con số trong hai tháng qua. Với sự tăng trưởng cao liên tục từ đầu năm, Nga đang trở thành một trong năm thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam.

Trái với xu hướng xuất khẩu sang ba thị trường kể trên, xuất khẩu sang khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giảm trong hai tháng qua.

Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này trong tháng Bảy giảm 12%. Hiện tại, nhu cầu của các thị trường đang ngày càng tăng vì để chuẩn bị cho dịp lễ cuối năm, và đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đánh giá ngành cá ngừ của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển trong năm nay, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới đang có xu hướng tăng.

Mỹ và châu Âu vẫn sẽ là hai thị trường chính. Các thị trường tiềm năng như Israel, Nga và Hàn Quốc cũng đang mở ra nhiều cơ hội mới.

Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do như EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-châu Âu) sẽ tạo đà cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Các hiệp định này không chỉ giúp giảm thuế mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường lớn.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ cho biết, hiện tại xuất khẩu vẫn tăng là do lượng cá ngừ vằn nguyên liệu dự trữ tại các doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận vẫn còn. Điều đáng nói, lượng nguyên liệu dự trữ này cũng đang cạn dần. Doanh nghiệp sẽ phải gia tăng nhập khẩu từ nguồn cung ngoài nước.

Đặc biệt, nửa cuối năm thường là thời gian doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu một sang thị trường lớn như châu Âu để được hưởng ưu đãi thuế qua khi hạn ngạch được mở lại vào đầu năm sau.

Theo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định, hơn 50% giá trị xuất khẩu cá ngừ được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do việc khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến.

Một trở ngại nữa cho việc xuất khẩu cá ngừ nữa là Nghị định số 37/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019 về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản đang có những bất cập. Cụ thể, nghị định quy định kích cỡ tối thiểu của cá ngừ vằn được phép khai thác là 0,5m, tương đương trọng lượng từ 5-7 kg.

Vì vậy, khi nghị định 37 có hiệu lực, tất cả các cảng cá cũng không dám cấp xác nhận nguyên liệu đối với cá ngừ vằn nhỏ hơn kích cỡ được quy định. Điều này khiến cho nguồn cung cá ngừ vằn trong nước giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy để sản xuất.

Nửa cuối năm thường là thời gian doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu một sang thị trường lớn như châu Âu để được hưởng ưu đãi thuế qua khi hạn ngạch được mở lại vào đầu năm sau.

Bên cạnh đó, quy định về bảo tồn của Liên minh châu Âu không đề cập kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà chỉ áp dụng với một số loài nhạy cảm, kích thước tối thiểu cũng thay đổi khác nhau tùy từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó.

Châu Âu bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng biện pháp quy định hạn ngạch, thời gian cấm biển… chứ không chỉ quy định bằng kích thước tối thiểu được khai thác.

Các tàu cá của nước ngoài vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1,5kg và vẫn được cấp chứng nhận thủy sản khai thác. Do đó, nếu Việt Nam không nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc khó khăn này cho doanh nghiệp thì chẳng mấy chốc sẽ bị mất thị trường xuất khẩu - bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bình Định chia sẻ.

Vasep kỳ vọng tình hình xuất khẩu trong năm 2024 sẽ ổn định đúng chu kỳ thông thường, tăng tốc vào quý III và quý IV. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 5,5 tỷ USD, đưa kết quả xuất khẩu cả năm 2024 tới gần 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng về triển vọng xuất khẩu cá ngừ trong những tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.