0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 07/10/2024 20:08 (GMT+7)

Kiến nghị về gói thầu hơn 11.400 tỷ tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Theo dõi KT&TD trên

Một liên danh nhà thầu tham dự Gói thầu số 4.8 (hơn 11.419,9 tỷ đồng) dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vừa có văn bản kiến nghị chủ đầu tư - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về xem xét, làm rõ tư cách hợp lệ của các nhà thầu tham gia.

Kiến nghị về gói thầu hơn 11.400 tỷ tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam - Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Lizen - Công ty Cổ phần Hải Đăng - Công ty TNHH Hòa Hiệp - Tổng Công ty Thăng Long – CTCP mới đây có văn bản kiến nghị lần 2 gửi tới ACV về xem xét làm rõ tư cách hợp lệ của nhà thầu đối với Gói thầu số 4.8 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cụ thể, Gói thầu số 4.8 thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, lập thiết kế bản vẽ thi công công trình giao thông nội cảng và hạ tầng kỹ thuật cảng hàng không thuộc Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án “Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1”.

Tại Quyết định số 1683/QĐ-TCTCHKVN phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án “Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 do Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt ký ban hành, Gói thầu số 4.8 thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, lập thiết kế bản vẽ thi công công trình giao thông nội cảng và hạ tầng kỹ thuật cảng hàng không có giá gói thầu hơn 11.419,9 tỷ đồng.

Hình thức lựa chọn nhà thầu đấu thầu rộng rãi (trong nước, không sơ tuyển, không qua mạng). Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn, 2 túi hồ sơ. Thời gian thực hiện gói thầu trong 24 tháng.

Căn cứ vào Luật Đấu thầu 2023, Nghị định số 63/2014/NĐC, quy định trong HSMT do ACV phát hành và tình hình thực tế triển khai dự án TBA 500kV Trung Nam - Thuận An (TBA 500kV Thuận An), đại diện liên danh khẳng định và làm rõ các nội dung để ACV làm căn cứ đánh giá năng lực:

Các thành viên trong liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Tổng Công ty Xây dựng số 1 - Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu - Công ty Cổ phần Ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin - Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DACINCO - Công ty Cổ phần Xây lắp 368 không có đơn vị nào được TNEC (tổng thầu dự án TBA 500kV Thuận Nam) ký kết hợp đồng thầu phụ cung cấp thiết bị, thi công xây lắp với giá trị 1.200.000.000.000 VNĐ. TNEC chỉ ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị TBA 500kV và đường dây với đơn vị khác và không thuộc các thành viên trong liên danh kể trên.

Nếu bất kỳ đơn vị nào trong liên danh trên dùng biên bản ký nghiệm thu đóng điện làm cơ sở chứng minh năng lực thực hiện dự án TBA 500kV Thuận Nam thì ACV cần xem xét và rà soát lại hợp đồng chứng minh năng lực trên là nhà thầu ký với chủ đầu tư hay ký tổng thầu và nếu có thì làm rõ phạm vi cung cấp của hợp đồng trên thuộc phạm vi cung cấp cho phần TBA 500kV hay thuộc nhà máy điện mặt trời 450MW.

Đại diện liên danh đề nghị nếu hồ sơ mời thầu đã căn cứ theo Luật Đấu thầu thì ACV cần căn cứ định nghĩa nhà thầu và nhà thầu phụ theo Điều 26 và 27 trong Luật Đấu thầu 2023 làm căn cứ đánh giá phần năng lực tài chính và kinh nghiệm của các nhà thầu tham gia đấu thầu và làm rõ đối với các đơn vị tham gia Gói thầu số 4.8 Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, về đảm bảo sự cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định Điểm 2, Mục CDNT 5.1, Chương II-Chỉ dẫn nhà thầu của HSMT “Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với nhà thầu tư vấn đã nêu trên” và trong Mẫu 3B ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT không có quy định “chỉ đánh giá nội dung này với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp”. Như vậy, tất cả các nhà thầu là doanh nghiệp phải được đánh giá về việc có hay không đáp ứng tiêu chí này.

Tuy nhiên qua tra cứu thông tin công khai trên Hệ thống, nhà thầu tham dự (Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn) và nhà thầu tư vấn (Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không - ADCC) đều có cùng chung một cơ quan chủ quản.

Vì vậy, đại diện liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam - Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Lizen - Công ty Cổ phần Hải Đăng - Công ty TNHH Hòa Hiệp - Tổng Công ty Thăng Long – CTCP đề nghị bên mời thầu (ACV) xem xét các kiến nghị để đánh giá khách quan đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong xét duyệt lựa chọn nhà thầu.

Nhiều gói thầu từng nhận kiến nghị

Đây không phải lần đầu tiên một gói thầu trị giá hàng nghìn tỷ đồng dự án “siêu cảng hàng không Long Thành” do ACV làm chủ đầu tư gặp phải kiến nghị.

Trước đó, tại Gói thầu 4.7 Cảng hàng không quốc tế Long Thành, một liên danh nhà thầu có giá dự thầu thấp hơn liên danh còn lại khoảng 416 tỷ đồng (tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 516 tỷ) cũng đã có nhiều văn bản kiến nghị chủ đầu tư về tư cách hợp lệ của nhà thầu. Ngoài ra, hàng loạt gói thầu khác do ACV thực hiện chỉ có 1 nhà thầu vào vòng kỹ thuật, tỷ lệ giảm giá tiết kiệm ngân sách Nhà nước không đáng kể, chỉ dưới 1%.

Điển hình tại Gói thầu số 3.4 thi công xây dựng công trình san nền và thoát nước; khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công là gói thầu thuộc Dự án thành phần 3 - Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - Công ty Cổ phần Tư vấn Trường Sơn - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã trúng thầu với giá trúng thầu là 4.411 tỷ đồng, giảm giá tiết kiệm ngân sách Nhà nước 23 tỷ (tương đương 0,51%).

Gói thầu 4.6 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, Liên danh trúng thầu là Tổng Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) - Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Xây dựng Việt Nam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy đã trúng thầu với giá trúng thầu là 7.274 tỷ đồng, giảm giá tiết kiệm ngân sách Nhà nước 34 tỷ (tương đương 0,46%).

Tại Gói thầu số 12, thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga T2 thuộc Dự án: Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng chỉ có một liên danh vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật là Liên danh Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai trúng thầu với giá trúng thầu là 4.600 tỷ đồng, giảm giá tiết kiệm ngân sách Nhà nước 14 tỷ (tương đương 0,3%).

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị về gói thầu hơn 11.400 tỷ tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.