0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 12/12/2024 08:42 (GMT+7)

Hướng đi mới cho tài chính cá nhân

Theo dõi KT&TD trên

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.

Phát biểu tại hội thảo, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Nguyễn Thị Hòa nhấn mạnh: Trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tài chính toàn diện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng, nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế-xã hội.

Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ảnh minh họa.

Trước thực tế đó, ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhóm giải pháp về “Tăng cường giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính” được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của Chiến lược.

Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Chiến lược, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan đã chủ động, triển khai quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Về cơ bản, các mục tiêu đến năm 2025 đã và đang được thực hiện theo đúng định hướng Chiến lược đã đề ra.

Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tài chính là lĩnh vực đặc thù. Người tiêu dùng để tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả thông thường trải qua ba giai đoạn: được trang bị kiến thức tài chính; có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; và hoạch định tài chính cá nhân. Trong đó, hoạch định tài chính cá nhân là bước phát triển cao nhất.

Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy hoạch định tài chính cá nhân không chỉ hỗ trợ người dân tối ưu hóa nguồn lực tài chính của mình, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy người dân tiếp cận đến các dịch vụ tài chính chính thức, góp phần đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện.

Nhận thức được vấn đề này, để phát triển hoạch định tài chính cá nhân, nhiều nước đã xây dựng và ban hành chương trình giáo dục tài chính toàn quốc, hệ thống chính sách cho đào tạo, hành nghề và quản lý hành nghề tư vấn, hoạch định tài chính cá nhân. Theo thống kê của Hội đồng tiêu chuẩn hoạch định tài chính, đến năm 2024, đã có 28 quốc gia phát triển lực lượng chuyên gia hoạch định tài chính chuyên nghiệp được chứng nhận, trong đó có các quốc gia trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia.

Tại Việt Nam, hoạch định tài chính cá nhân vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển trong khi nhu cầu của người dân là rất tiềm năng. Nhiều tổ chức tài chính đã triển khai dịch vụ “tư vấn tài chính cá nhân” nhưng chủ yếu tập trung vào giới thiệu sản phẩm tài chính riêng lẻ như bảo hiểm, tiết kiệm hay đầu tư, mà chưa hoàn toàn hướng tới phát triển dịch vụ hoạch định tài chính chuyên nghiệp, đúng nghĩa.

Do vậy, tại hội thảo, các đại biểu, diễn giả cũng đã tập trung đề xuất một số nhóm giải pháp chính để phát triển hoạch định tài chính cá nhân, đóng góp vào thực hiện mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trong giai đoạn tới. Cụ thể như: đẩy mạnh giáo dục tài chính cá nhân qua hệ thống giáo dục chính thức và các chương trình truyền thông quốc gia, kết hợp với việc xây dựng thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn cho các cá nhân từ khi còn trẻ; tiếp tục hoàn thiện các quy định để nâng cao chất lượng tư vấn tại các định chế tài chính, thúc đẩy các định chế tài chính tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự đủ năng lực để tư vấn, hoạch định tài chính cho khách hàng…

Diên Vĩ

Bạn đang đọc bài viết Hướng đi mới cho tài chính cá nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho Thị trường chứng khoán trong năm 2025
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Là một trong những kênh đầu tư hàng đầu, chứng khoán không chỉ phản ánh hoạt động của nền kinh tế mà vẫn đảm bảo ảnh hưởng sâu sắc từ các chính sách kinh tế vĩ mô,
Đồng Nai: Đấu giá khu đất 7.400 tỷ đồng gần sân bay Long Thành
Theo kế hoạch đấu giá đất năm 2025 của tỉnh Đồng Nai, sẽ có 37 khu đất được đề xuất đấu giá với tổng giá trị ước tính thu về khoảng 18.000 tỷ đồng. Trong đó, khu đất 282ha tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành) nằm gần sân bay Long Thành trị giá 7.400 tỷ đồng.
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI
11 tháng năm 2024, toàn Thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó, đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.
Tỷ giá USD hôm nay (10/12): Đồng USD trở lại mốc 106
Hôm nay (10/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 7 đồng, hiện ở mức 24.248 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,10%, đạt mức 106,16.

Tin mới

Thủ tướng: Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m
Sáng 10/12, phát biểu tại Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sân bay đã hoàn thiện thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng nhanh, được xây dựng theo tiêu chí “3 nhất”: “thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất”.
Ngân hàng cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giao dịch tài chính trực tuyến, các hình thức lừa đảo cũng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng. Nhóm tội phạm không ngừng nghiên cứu và sáng tạo những chiêu thức mới, đánh cắp tài sản một cách tinh vi.
TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Tập đoàn TV đầu tư XD Kiên Giang
Ngày 09/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 522/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (Địa chỉ: Số 34 đường Trần Phú, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), cụ thể như sau:
Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, BH y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực - Hiệu quả
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, theo nguyên tắc “một cơ quan, đơn vị thực hiện hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Muốn vươn mình thì bộ máy phải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Việc sắp xếp, hợp nhất hai Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, đồng bộ về mặt chính sách, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp,...