0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 07/04/2024 19:56 (GMT+7)

HoREA kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển

Theo dõi KT&TD trên

Hiện nay, dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển để quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024, đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.

Với trách nhiệm của một hiệp hội chuyên ngành, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản kiến nghị đơn vị chủ trì soạn thảo sửa đổi nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định này.

HoREA kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển
Một góc Dự án đô thị lấn biển Rạch Giá.

Dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển có 12 Điều, với phạm vi điều chỉnh quy định về hoạt động lấn biển, phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; không điều chỉnh hoạt động lấn biển phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên các vùng biển, đảo của Việt Nam.

Các nội dung quan trọng của Nghị định như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực biển được xác định để lấn biển; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư; giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển được xác định để lấn biển; nghiệm thu hoàn thành lấn biển; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất lấn biển; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lấn biển.

Góp ý cho dự thảo Nghị định này, HoREA đề nghị bỏ phần giải thích từ ngữ khái niệm "lấn biển" (khoản 1, Điều 3). HoREA cho biết, khái niệm này đã được giải thích trong Luật Đất đai 2024, do đó không cần phải quy định lại; đồng thời bổ sung, mở rộng thêm khái niệm dự án lấn biển (khoản 2, Điều 3).

Cụ thể, ngoài các quy định dự thảo đã có, bổ sung thêm dự án lấn biển gồm: Dự án khu vực bãi bồi ven biển, đất rừng phòng hộ ven biển, đất nuôi trồng thủy sản ven biển; bổ sung mục đích lấn biển gồm cả mục đích tạo quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng.

Theo HoREA, dự án đầu tư lấn biển, hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư tại các địa phương có thể bao gồm khu vực bãi bồi ven biển, đất rừng phòng hộ ven biển hoặc đất nuôi trồng thủy sản ven biển. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các loại đất này phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Dự án đầu tư lấn biển, hạng mục lấn biển trong dự án đầu tư theo quy hoạch nhằm không chỉ "tạo quỹ đất" mà còn có thể "tạo quỹ đất có mặt nước biển chuyên dùng" để thực hiện các dự án đầu tư theo tuyến như cầu cảng từ đất liền ra vùng biển nước sâu, dự án điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, đường ống dầu khí hoặc tuyến cáp điện, cáp quang...

HoREA đề nghị bổ sung hướng dẫn chi tiết việc giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển ngay vào trong dự thảo, thay vì việc yêu cầu thực hiện theo quy định Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013 và Nghị định 148/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai 2013. Vì Nghị định 43, Nghị định 148 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đất đai 2024 và nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành.

Tán thành quy định: “Trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Tuy nhiên, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc ý kiến của chuyên gia đề xuất bổ sung chi phí lãi vay trong việc ước tính tổng chi phí phát triển khi áp dụng phương pháp thặng dư. Vì chi phí lãi vay là khoản chi thực tế rất lớn, do các chủ đầu tư đều có nhu cầu vay vốn tín dụng trung, dài hạn. Có trường hợp, chủ đầu tư phải vay lãi suất cao, khiến chi phí vay chiếm hơn 20% tổng mức đầu tư dự án.

Bên cạnh đó, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 về “quy định chuyển tiếp” trong dự thảo Nghị định như sau: “Dự án đầu tư có hoạt động lấn biển đã có văn bản chấp thuận thực hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư đã được giao khu vực biển để thực hiện lấn biển theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được giao đất, cho thuê đất thì chủ đầu tư được tiếp tục thực hiện lấn biển theo quyết định giao khu vực biển và không phải nộp tiền sử dụng đất có mặt nước ven biển đối với khu vực biển được giao cho thời gian còn lại; được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển theo quy định tại Nghị định này”.

Bạn đang đọc bài viết HoREA kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi nhiều nội dung trong dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).