0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 18/10/2023 06:30 (GMT+7)

Hòa Bình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Theo dõi KT&TD trên

Mục tiêu của chương trình nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch tỉnh và các quy hoạch ngành đã được phê duyệt phù hợp với chương trình phát triển đô thị quốc gia.

Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn và các chỉ tiêu phát triển đô thị. Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Hòa Bình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nguồn: TL).

Đây là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị, thành lập các phường, thị trấn trong tương lai. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 13 đô thị, gồm 10 đô thị hiện hữu là: Thành phố Hòa Bình, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), thị trấn Mai Châu (Mai Châu), thị trấn Cao Phong (Cao Phong), thị trấn Bo (Kim Bôi), thị trấn Ba Hàng Đồi và thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc). 3 đô thị mới là: huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, xã Phong Phú (Tân Lạc) và Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đạt tiêu chí đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt khoảng 39% - 46,16%.

Đến năm 2030, tiếp tục phấn đấu nâng lên 16 đô thị. Trong đó, phát triển 2 đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV là: thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), thị trấn Bo (Kim Bôi). Phát triển 3 đô thị mới là: xã Dũng Phong (Cao Phong), Ân Nghĩa (Lạc Sơn), Vạn Mai (Mai Châu) đạt tiêu chí đô thị loại V. Đưa tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt khoảng 43,19% -50,57%.

Cụ thể lộ trình nâng loại các đô thị hiện hữu, khu vực dự kiến đô thị mới; chỉ tiêu phát triển đô thị đến năm 2025, danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đầu mối kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đô thị tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đạt hơn 138.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống giao thông đô thị khoảng 83,8 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển các đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị mới khoảng 54,2 tỷ đồng.

6 nhóm giải pháp được đề ra: Giải pháp về nguồn vốn, thu hút đầu tư, chính sách, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, nguồn nhân lực và xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch.

Bạn đang đọc bài viết Hòa Bình: Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An
Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín.