0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 12/06/2023 07:47 (GMT+7)

Hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa tại Thanh Hóa chỉ đủ phát triển đến năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Dựa trên các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và tiến độ triển khai các khu, cụm công nghiệp thì đến hết năm 2024, Thanh Hoá sẽ thực hiện hết chỉ tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa.

Theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (tính từ ngày 31/12/2020 đến ngày 30/4/2023) cho thấy, hiện nhóm đất nông nghiệp giảm 4.211 ha (trong đó đất chuyên trồng lúa giảm 1.825,73 ha); nhóm đất phi nông nghiệp tăng 4.751 ha (trong đó đất khu công nghiệp tăng 585 ha); nhóm đất chưa sử dụng giảm 540 ha.

Hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa tại Thanh Hóa chỉ đủ phát triển đến năm 2024 - Ảnh 1
Thanh Hoá sẽ thực hiện hết chỉ tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa vào năm 2024.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện có một số chỉ tiêu sử dụng của các loại đất còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa được phân bổ chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu phục vụ các dự án trọng điểm, dự án đầu tư phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; dự án có tính chất đột phá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận địa điểm đầu tư nên rất khó khăn trong việc cân đối, giao chỉ tiêu sử dụng đất, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Do đó, nếu theo quy mô, diện tích các công trình, dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và thực tế tiến độ triển khai các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án hạ tầng giao thông thì đến hết năm 2024, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện hết chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ (4.875 ha). Chưa kể chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa hiện nay đang thiếu cục bộ tại một số địa phương như: thị xã Nghi Sơn, TP. Thanh Hóa, huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa mà Thanh Hóa chưa có giải pháp căn cơ để giải quyết.

Đình Đông

Bạn đang đọc bài viết Hạn mức chuyển đổi đất trồng lúa tại Thanh Hóa chỉ đủ phát triển đến năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Bất động sản được đánh giá có nhiều diễn biến "nóng"
Từ lâu, bất động sản luôn được xem là “của để dành”, là kênh đầu tư an toàn và mang lại lợi nhuận bền vững theo thời gian, được ví von là “vững như vàng”. Tuy nhiên, sau những biến động mạnh mẽ của thị trường trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn trầm lắng.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.