0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 11/01/2024 08:16 (GMT+7)

Hà Tĩnh sắp có Nhà máy Sản xuất ván ép xuất khẩu hơn 125 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Mục tiêu của dự án là sản xuất ván ép phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại WINTECH (trụ sở tại xã Xuân Lộc, Can Lộc).

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Dự án Nhà máy Sản xuất ván ép xuất khẩu do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại WINTECH làm chủ đầu tư vừa được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư (ngày 5/1/2024), với kinh phí hơn 125 tỷ đồng.

Dự án có tổng diện tích sử dụng đất 4,32 ha, tại lô CN-34, CN-35 thuộc Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách, huyện Nghi Xuân.

Quy mô dự án Nhà máy Sản xuất ván ép xuất khẩu có công suất 50.000 m3 thành phẩm, chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 có công suất 20.000 m3, dự kiến đưa vào vận hành chậm nhất 24 tháng kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư; giai đoạn 2 có công suất 30.000 m3, dự kiến đưa vào vận hành sau khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động 12 tháng.

Theo tìm hiểu, chủ đầu tư Công Ty TNHH SX & TM Wintech có địa chỉ tại xóm Đồng Yên, Xã Xuân Lộc, Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh, đại diện là ông Nguyễn Quyết, hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.

Được biết, Khu công nghiệp Gia Lách, huyện Nghi Xuân được thành lập theo Quyết định số 3088/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND tỉnh. Hiện nay, Khu công nghiệp Gia Lách có 10 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 825,9 tỷ đồng (chưa bao gồm nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại WINTECH).

Trong đó, 4 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy sản xuất giấy và bao bì xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn; Nhà máy sản xuất bao bì của Công ty CP Nhựa, bao bì Vinh; Trạm gia công chiết nạp gas, sơn sửa kiểm định vỏ bình gas của Công ty TNHH Khí hóa lỏng Nghệ An; Trạm chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng của Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng.

2 dự án đang triển khai thực hiện gồm Nhà máy Chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Nutreco Hà Tĩnh của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam và Nhà máy Chế biến lâm sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngân Linh.

4 dự án đang được bồi thường, giải phóng mặt bằng, gồm: Nhà máy Chiết xuất, chế biến dược liệu Nghi Xuân của Công ty CP XNK Dược liệu Nghi Xuân; Nhà máy Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng và vật tư thiết bị ngành nước của Công ty CP Nhựa Hùng Linh; Nhà máy Gia công cơ khí và sản xuất kết cấu thép của Công ty CP Cơ khí và đầu tư An Phát; Nhà máy Chế biến nông sản Mỹ Anh của Công ty TNHH XNK Mỹ Anh.

Hoài Thanh

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh sắp có Nhà máy Sản xuất ván ép xuất khẩu hơn 125 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.