0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 01/01/2024 14:03 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Hơn 800 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Theo dõi KT&TD trên

Chiều 29/12, Cục Thống kê Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2023. Theo đó, năm 2023, Hà Tĩnh có hơn 800 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động do gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, năm 2023 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có chuyển biến tích cực hơn trước. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Trong năm 2023, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng và rút lui khỏi thị trường tăng 21,61% so với năm trước.

Tính từ đầu năm 2023, toàn tỉnh có 1.190 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc được thành lập mới, giảm 14,81% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng vốn đăng ký đạt 5.604 tỷ đồng, giảm 44,68%, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 4,71 tỷ đồng, giảm 35,06% so cùng kỳ năm trước. Trong năm có 372 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại giảm 5,82%.

Đặc biệt, bên cạnh những doanh nghiệp thành lập mới, trong năm qua có 825 doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng và giải thể. Cụ thể có 578 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động; 247 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc giải thể; các tổ chức kinh tế kê khai phát sinh thuế đạt trên 41%.

Hà Tĩnh: Hơn 800 doanh nghiệp ngừng hoạt động - Ảnh 1
Công ty CP May Five Star ở Hà Tĩnh đã phải xin tạm dừng hoạt động khiến 300 công nhân mất việc làm.

Theo Cục Thống kê Hà Tĩnh, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thị trường giảm, chi phí sản xuất cao. Để tháo gỡ khó khăn này, Hà Tĩnh cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ. Khi có thêm những giải pháp thúc đẩy đầu ra thì doanh nghiệp mới cải thiện được khả năng trả nợ, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Trong quý IV năm nay, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn, song vẫn không tuyển đủ lao động. Nguyên nhân do chế độ, chính sách làm việc cho người lao động của doanh nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn chưa đủ sức thu hút và giữ chân người lao động. Mức lương vùng tại khu vực khá thấp nên người lao động có xu hướng đi các doanh nghiệp ngoại tỉnh như: Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, TPHCM… để tìm kiếm cơ hội việc làm. Vì vậy, tình hình lao động việc làm ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Phan Quý

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Hơn 800 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.