0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 17/12/2023 09:07 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Ban hành Bộ chỉ số tạm thời đánh giá chuyển đổi số

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành bộ chỉ số tạm thời để đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, cũng như nâng cao được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số

Vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh - Lê Ngọc Châu đã ký Quyết định số 2828/QĐ-UBND về ban hành Bộ chỉ số tạm thời đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Với mục đích nhằm phục vụ UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh hàng năm cũng như hỗ trợ người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá được hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hàng năm để định hướng, đưa ra các giải pháp nâng cao mức độ chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn diện, từ đó tạo tiền đề cho việc xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện chuyển đổi số, góp phần cải cách hành chính, đánh giá thi đua khen thưởng trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào Bộ chỉ số cấp tỉnh theo Quyết định số 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông và tình hình thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh, quá trình xây dựng Bộ Chỉ số, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chuyên môn tham khảo thêm các tỉnh tương đồng như: Thái Nguyên, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Yên Bái... và lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương để hoàn thiện đảm bảo khả thi, phù hợp, trình Bộ Chỉ số đánh giá Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chỉ số là cơ sở quan trọng để các đơn vị cấp sở, cấp huyện, cấp xã làm căn cứ xây dựng thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số tại đơn vị, địa phương, phục vụ nâng cao chỉ số DTI của đơn vị và góp phần nâng cao chỉ số DTI của tỉnh; làm cơ sở phục vụ UBND tỉnh, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh hàng năm đánh giá được mức độ chuyển đổi số của các Sở, ngành, địa phương; UBND cấp huyện đánh giá được mức độ chuyển đổi số của cấp xã.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao cho các sở, ban, ngành liên quan thực hiện triển khai các ứng dụng nền tảng số dùng chung của tỉnh phục vụ công tác chấm điểm, đánh giá DTI cấp Sở, cấp huyện, cấp xã; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, ban, ngành, địa phương khai thác, sử dụng cũng như kiểm tra, đôn đốc. Ngoài ra cũng cân chỉnh dự toán kinh phí để phân bổ cho hợp lý.

Do đây là Bộ chỉ số tạm thời, nên trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có thay đổi từ trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục hoàn thiện và tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh phù hợp. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá kết quả phát triển chính quyền số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Diễm Phước - Trí Thức

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Ban hành Bộ chỉ số tạm thời đánh giá chuyển đổi số. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.