0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 11/09/2023 18:03 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị

Theo dõi KT&TD trên

Hà Tĩnh đã tập trung triển khai công tác lập quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ… Nhiều khu dân cư, khu đô thị mới với hạ tầng đô thị đồng bộ đã mang đến cho Hà Tĩnh một bộ mặt khang trang, sạch đẹp.

Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị
Nhiều công trình, dự án đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Tăng nhanh tỷ lệ đô thị hóa

Trong những năm trở lại đây, với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực, Hà Tĩnh đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án trên địa bàn, tạo ra nhiều bước chuyển biến tích cực cho bộ mặt kiến trúc đô thị.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tiện ích và hiện đại. Hạ tầng giao thông, thương mại dịch vụ phát triển nhanh. Nếp sống văn hóa văn minh đô thị ngày được đầu tư và phát huy hiệu quả. Trong đó, ghi nhận nhiều công trình, dự án hoàn thành và đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhiều khu đô thị mới với quy mô lớn ra đời, những công trình kiến trúc theo hướng văn minh, hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tiêu biểu như: Khu trung tâm thương mại và nhà ở Vincom; Khu đô thị Bắc thành phố Hà Tĩnh, Khu Resort và công viên nước Vinpearl Cửa Sót; nhà ở xã hội… Hệ thống đô thị đã có sự chuyển biến tích cực cả về lượng cũng như về chất.

Cùng với các dự án khu đô thị, khu dân, những dự án xây dựng hạ tầng tại các địa phương trong địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành và đang triển khai cũng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị nhanh và bền vững.

Hà Tĩnh hiện có 16 đô thị gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Hà Tĩnh), 1 đô thị loại III (thị xã Kỳ Anh) 1 đô thị loại IV (thị xã Hồng Lĩnh) và 13 đô thị loại V. Diện mạo các đô thị ngày càng thay đổi, chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng quy mô đô thị.

Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp được xây dựng theo quy hoạch thu hút lực lượng lớn lao động, chuyển dịch dân cư từ nông thôn lên thành thị như: Cụm công nghiệp huyện Can Lộc; Cụm công nghiệp Cổng Khánh 1 (thị xã Hồng Lĩnh); Cụm công nghiệp huyện Đức Thọ… Từ đó, góp phần mở rộng quy mô, tăng nhanh tỷ lệ dân cư sống tại khu vực đô thị. Nhờ vậy, tỷ lệ đô thị hóa tại Hà Tĩnh có chuyển biến tích cực, đạt gần 31% tăng gần 3% so với năm 2020).

Phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững

Có thể nói, hiện nay, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ theo tầng cấp đô thị, nhiều dự án lớn về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị với hình thức đầu tư đa dạng, thu hút được nhiều nguồn lực xã hội hóa.

Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị
Huyện Lộc Hà - Một trong những địa phương được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực thúc đẩy phát triển đô thị.

Thời gian qua, tỉnh đã huy động các nguồn vốn nhiều nguồn khác nhau, từ nhân dân đóng góp, từ khai thác quỹ đất… để đẩy nhanh, mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông, hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện, các công trình công cộng, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, các thiết chế văn hóa, nhất là các dự án về giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm… cũng đã được xây dựng và phát huy hiệu quả.

Với việc quyết liệt trong đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, điểm nhấn là hàng loạt dự án khu dân cư, khu đô thị mới tạo nên sức lan tỏa về đô thị hóa, gắn với phát triển hạ tầng khu dân cư, hạ tầng đô thị như: Đường giao thông liên vùng, liên khu vực…

Những bước chuyển trong quy hoạch giúp Hà Tĩnh khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển đô thị, phát triển kinh tế. Thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững.

Ngành Xây dựng Hà Tĩnh cũng triển khai tốt công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tập trung vào các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng quan trọng như: Lập quy hoạch vùng huyện Hương Khê, huyện Kỳ Anh; điều chỉnh quy hoạch vùng Lộc Hà, Đức Thọ; lập quy hoạch chung đô thị Nầm (huyện Hương Sơn), thị trấn Thạch Hà; triển khai điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Lộc Hà, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; điều chỉnh các quy hoạch phân khu đô thị, các khu chức năng, quy hoạch chi tiết các khu tái định cư phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Ông Nguyễn Quốc Hà - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh cho biết: Trong thời gian tới, nhằm thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở tiếp tục hướng dẫn các huyện, thị xã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch xây dựng phù hợp với việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ phát triển đô thị và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương; soát xét, chỉ đạo lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết ở các đô thị, đặc biệt là ở các đô thị mới, đô thị mở rộng, chỉnh trang đô thị để từng bước nâng cấp hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch... Đồng thời, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, phối hợp cũng các Sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển đô thị, tạo diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Bước đột phá trong phát triển đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Tái định hình thị trường bất động sản trong vận hội mới
Bài toán quy hoạch và chiến lược phát triển của 34 tỉnh, thành trong không gian phát triển mới của cả nước sẽ tạo cơ hội lớn, cũng như thách thức đan xen. Trong đó, lĩnh vực bất động sản được đánh giá là trụ cột trong cấu trúc nền kinh tế quốc gia.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.

Tin mới

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.