0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 02/01/2024 13:13 (GMT+7)

Hà Nội tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Theo dõi KT&TD trên

Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước, việc mở thêm nhiều Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giúp tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

Hà Nội hiện có 806 làng nghề và làng có nghề, 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triểnHà Nội cũng đã có 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước. Các chủ thể OCOP ở Hà Nội sau khi được công nhận đã không ngừng nâng cao về chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

Không chỉ dẫn đầu về số lượng sản phẩm OCOP, Hà Nội còn quan tâm hỗ trợ các chủ thể trên khắp cả nước giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản an toàn. Thời gian qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP như: Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 tại quận Bắc Từ Liêm và Long Biên. Mỗi tuần hàng có khoảng 50 gian hàng của 43 doanh nghiệp, chủ thể, hợp tác xã đến từ Hà Nội và 18 tỉnh, thành phố như Hà Tĩnh, Hà Giang, Yên Bái, Khánh Hòa… Hay sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc với quy mô hơn 100 gian hàng với khoảng 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của thành phố Hà Nội, 15 tỉnh miền núi phía bắc.

Hà Nội tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

TP. Hà Nội có trên 100 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Tính đến hết năm 2023, TP. Hà Nội có trên 100 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Trong số này, Hà Nội đã phát triển trên 20 điểm OCOP gắn với du lịch, làng nghề như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; làng nghề gốm sứ Bát Tràng; làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây; làng nghề may Vân Từ, nghề gỗ Sơn Hà - huyện Phú Xuyên; làng nghề sơn mài Hạ Thái, Thường Tín; du lịch cộng đồng xã Hồng Vân, huyện Thường Tín; Cửa hàng Khánh Phát - xã Tản Lĩnh, Ba Vì giới thiệu sản phẩm OCOP từ sữa, sản phẩm huyện Ba Vì…

Theo đánh giá của các huyện, xã, việc phát triển các Điểm OCOP giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, làng nghề là cơ hội tốt để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước biết đến những sản phẩm chất lượng do các nghệ nhân, làng nghề sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của địa phương, cũng như các khu vực khác của Hà Nội.

Các đơn vị phân phối nhận định, việc nhân rộng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được mở, tại khu vực ngoại thành có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống phân phối hàng Việt trên toàn thành phố, giúp nhân dân, người lao động khu vực ngoại thành nhận biết, lựa chọn là địa điểm mua sắm uy tín, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng với những sản phẩm OCOP của những đơn vị sản xuất uy tín đã được đánh giá, phân hạng…

Sản phẩm OCOP là sản phẩm được sản xuất từ những làng nghề truyền thống, nhiều năm qua Hà Nội đã công nhận những sản phẩm truyền thống của các làng nghề này, qua đó đã tạo cơ hội cho sản phẩm của các làng nghề này phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân và phát triển được kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ các sản phẩm OCOP vẫn gặp nhiều khó khăn, do đó, việc mở thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những kênh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, nhất là ở những khu vực có địa danh du lịch và thắng cảnh.

Việc mở rộng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội nói chung và khu vực ngoại thành nói riêng cũng gặp những khó khăn nhất định. Việc vận động các đơn vị có địa điểm kinh doanh phát triển thành Điểm giới thiệu và bán sản phảm OCOP gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa sẵn sàng kết nối sản phẩm OCOP, sản phẩm mới, ưu tiên vị trí thuận lợi để trưng bày đến người dân, mà những vị trí tốt thường được các nhãn hàng lựa chọn và có những chính sách ưu đãi đối với cửa hàng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng gặp khó khăn trong việc vận động đơn vị tham gia phát triển Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP bố trí kinh phí để mua thêm giá, kệ trưng bày; bổ sung, thay thế bảng, biển theo quy định.

Hà Nội tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Trong năm 2024, thành phố sẽ phát triển 10-20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Trong năm 2024, thành phố sẽ phát triển 10-20 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn; tổ chức hiệu quả hoạt động giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Trọng tâm là phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn, các điểm bán tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng... trên địa bàn thành phố; hỗ trợ giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP của Hà Nội, các tỉnh, thành phố vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, siêu thị, cửa hàng... trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng. Sở Công Thương phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công bố các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố trên website sở, ngành, đơn vị liên quan; tuyên truyền về hoạt động phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, kết nối sản phẩm OCOP trên các phương tiện thông tin. Tổ chức hiệu quả hoạt động giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng... trên địa bàn thành phố để đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp danh sách các sản phẩm OCOP Hà Nội cho Sở Công Thương để tổ chức thực hiện kết nối vào hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. Sở Du lịch phối hợp với Sở Công Thương trong việc quảng bá, giới thiệu các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; triển khai, phát triển các tour du lịch gắn với tham quan điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa điểm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, thời gian qua thành phố còn quan tâm, thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các tuần hàng giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến với người dân. Qua đó, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Ngoài các tuần hàng, hội chợ, xây dựng điểm bán các sản phẩm OCOP, Hà Nội còn tổ chức chuỗi các hoạt động tổ chức Chương trình “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023”.

Hoạt động này góp phần quảng bá các sản phẩm nông sản thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tới người tiêu dùng thủ đô cũng như du khách trong nước và quốc tế. Sự kiện được đánh giá là hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp quan trọng và là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm…

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, phấn đấu 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP; 100% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…Để đạt được mục tiêu và giúp các sản phẩm OCOP ngày càng khẳng định vị thế, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia chương trình OCOP.

Cùng với đó, các chủ thể có sản phẩm OCOP được UBND thành phố Hà Nội công nhận cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để đưa sản phẩm OCOP ngày càng phát triển. Các đơn vị phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Thu Hương

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội tăng cường quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
“Solo Economy”: Động lực mới của ngành F&B
Xu hướng sống độc thân đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng. Ngành F&B, vốn dĩ tập trung vào phục vụ các gia đình truyền thống, đang phải nhanh chóng thích nghi để nắm bắt cơ hội từ "nền kinh tế độc thân" đang lên.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).