0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 13/12/2024 08:46 (GMT+7)

Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu 8.300 tỷ qua sông Hồng

Theo dõi KT&TD trên

Dự án cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư gần 8.300 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội được giao làm chủ đầu tư.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký quyết định phê duyệt phương án xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu theo tỷ lệ 1/500. Công trình này sẽ nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh,saD Hà Nội.

Theo phương án được phê duyệt, cầu Thượng Cát bắt đầu tại nút giao với đường Kỳ Vũ (phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm) và kết thúc tại nút giao với đường 23B (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh). Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 5,2 km, hướng tuyến được xác định dựa trên sự phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải, cũng như các quy hoạch phân khu đô thị GS, sông Hồng, N4 đã được phê duyệt.

Cầu Thượng Cát là công trình giao thông cấp đặc biệt, với quy mô mặt cắt ngang từ 31-53m, gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và các làn tách nhập. Đường phía Nam cầu rộng 60m, bao gồm cầu dẫn 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp song hành, cùng các dải phân cách, dải an toàn và vỉa hè hai bên. Đường phía Bắc cầu rộng 50m, thiết kế 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp song hành cùng các hạng mục tương tự.

Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu 8.300 tỷ qua sông Hồng

Tổng mức đầu tư cho dự án cầu Thượng Cát là gần 8.300 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội được giao làm chủ đầu tư.

UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản vẽ phương án tuyến và vị trí công trình theo quyết định phê duyệt.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tuyến đường được thiết kế với tốc độ 80km/h, đảm bảo kết nối thông suốt cho toàn bộ vành đai 3,5, giảm tải lưu lượng giao thông cho các tuyến đường như đường 70, vành đai 3 và quốc lộ 32. Báo cáo cũng khẳng định dự án không sử dụng đất thuộc di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

Cầu Thượng Cát là một trong 10 cây cầu bắc qua sông Hồng được đưa vào Quy hoạch Giao thông vận tải Hà Nội giai đoạn 2015-2030. Các cầu còn lại bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên và Vân Phúc (trục Bắc - Nam nối Vĩnh Phúc).

Trước đó, vào tháng 11 vừa qua, thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn ngân sách, gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.

Trong đó, chủ tịch Hà Nội thống nhất đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đoạn đường nối từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên bằng nguồn vốn đầu tư công, nghiên cứu theo hướng hợp đồng EPC.

Cầu Trần Hưng Đạo và đường hai đầu cầu sẽ được thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công. Còn dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu được thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công (nguồn vốn của thành phố Hà Nội, của tỉnh Hưng Yên và vốn hỗ trợ của Trung ương theo quy định).

Hoàng Sơn

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội 'chốt' vị trí xây cầu 8.300 tỷ qua sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.