0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 22/02/2023 07:11 (GMT+7)

Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Theo dõi KT&TD trên

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội
Ảnh minh họa.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của Thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh trong việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án. Ủy ban nhân dân các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo của từng địa phương và đã thống nhất Quy chế chung để tổ chức thực hiện; đặc biệt là Thành phố Hà Nội đã làm tốt vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện Dự án, đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đã được các địa phương làm tốt, đảm bảo tiến độ đã đề ra, tạo sự đồng thuận của người dân trong vùng Dự án.

Thông báo nêu rõ Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ đã quy định rõ thẩm quyền của các địa phương; đồng thời, cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách về chỉ định thầu, khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, các công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Căn cứ vào đó, các địa phương thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

UBND Thành phố Hà Nội và UBND hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan tại cuộc họp, chủ động quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm việc chỉ định thầu các dự án cải tạo, mở rộng nghĩa trang phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án), phê duyệt các dự án thành phần… phải thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm tiến độ triển khai Dự án.

Phó Thủ tướng lưu ý về việc mở rộng, cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án, các địa phương thực hiện việc chỉ định theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Về việc xây mới các nghĩa trang, Phó Thủ tướng yêu cầu phải có quy hoạch được duyệt, phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan, đồng bộ với các hạ tầng kinh tế - xã hội.

Việc sử dụng vốn hợp pháp của địa phương (cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư) phải trên cơ sở dự án được duyệt theo đúng quy định; phải duyệt dự án cho nhanh để đẩy nhanh hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Vấn đề phê duyệt các dự án thành phần cần lưu ý: Không chia nhỏ các tiểu dự án; phải tiên lượng, dự toán cho phù hợp, không đẩy tổng mức đầu tư lên cao làm ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn chung của toàn bộ Dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu các nút giao giữ nguyên như Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận; lưu ý các nút giao cắt phải khác đồng mức; điều chỉnh cao độ tĩnh không các cầu cạn cho phù hợp; thiết kế mặt cắt ngang cầu qua sông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xu thế phát triển trong tương lai.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường chủ động, khẩn trương hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của UBND Thành phố Hà Nội và UBND hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng theo thẩm quyền, phối hợp, hướng dẫn khâu thẩm định, thiết kế, thi công các Dự án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét và có ý kiến thỏa thuận với đề nghị của UBND Thành phố Hà Nội về phương án thiết kế các công trình cầu qua sông có đê thuộc Dự án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét và có ý kiến về đề xuất của Ban Chỉ đạo về những nội dung liên quan; thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường các Dự án thành phần, bao gồm các dự án khai thác mỏ vật liệu xây dựng trong tháng 2/2023.

Bộ Công Thương phối hợp, giúp đỡ các địa phương về việc thỏa thuận giải pháp thiết kế di chuyển, bảo vệ hệ thống điện cao thế (110KV, 220 KV, 500 KV) trong phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Dự án và báo cáo kết quả triển khai Dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án và chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ vướng Dự án tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.