0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 19/01/2024 07:36 (GMT+7)

Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp, tính trung bình, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 triệu tấn rơm, trong đó có khoảng 20 triệu tấn được đốt trên đồng ruộng, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mất đa dạng sinh học (các sinh vật sống trong đất như nấm, vi khuẩn và động vật có lợi). Nguyên nhân chính là thiếu giải pháp công nghệ và thị trường mua bán rơm chưa được hình thành, giá rơm hiện ở mức rất thấp. Sâu xa hơn là do doanh nghiệp, nông dân chưa bán được chứng chỉ carbon và còn hạn chế kiến thức về kinh tế carbon, nhất là từ sản xuất lúa. Như vậy, trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp có thể dùng chế biến thành phân hữu cơ. Ảnh minh họa.

Phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm của Đảng về thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn nhấn mạnh về tầm nhìn và định hướng phát triển là chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Chiến lược hướng tới nền sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu đến năm 2030, giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Theo đó, từng bước giảm dần sức ép của phát triển kinh tế - xã hội với môi trường bằng các giải pháp, như chấm dứt lạm dụng hóa chất, nguyên vật liệu tổng hợp, khó phân hủy; tạo điều kiện tái tạo các nguồn tài nguyên cơ bản như đất, nước, năng lượng; đẩy mạnh chế biến sâu, tận dụng phụ phẩm nông sản để chủ động xử lý ô nhiễm ngay tại nguồn...

Theo các chuyên gia, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra, cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể: Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó (Xây dựng chương trình, kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; phổ biến yêu cầu, chủ trương, quy định của pháp luật, chính sách khuyến khích mô hình nông nghiệp tuần hoàn và định hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp; đào tạo nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn cho người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý, tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp; Lồng ghép xây dựng các nội dung về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vào các chương trình giáo dục - đào tạo của các trường phổ thông các cấp, bậc giáo dục đại học; Xây dựng các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các trang thông tin điện tử về nông nghiệp tuần hoàn để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình, mô hình sản xuất nông nghiệp theo chu trình tuần hoàn khép kín, phụ phẩm được tái sử dụng tại chỗ, không thải ra môi trường).

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: (Nghiên cứu, lồng ghép chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vào chính sách, dự án liên kết vùng; Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp thông qua lồng ghép việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Gắn kết phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp với các mô hình kinh tế tuần hoàn của các ngành khác, trên từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp; cụ thể hóa và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đối với từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể; xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn gắn kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn từ khâu trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến, tạo nên một vòng tròn khép kín tổng thể, tích hợp đa giá trị).

Đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học, quy trình sản xuất tiên tiến trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đối với sản xuất nông nghiệp: (Tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin ngành nông nghiệp để có thể sử dụng các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin, công nghệ số gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; Phát triển công nghệ chuyển đổi số phục vụ cho thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng loại mô hình kinh tế tuần hoàn của từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản, lâm nghiệp; Tập trung nghiên cứu phát triển, tạo ra các công nghệ, quy trình sản xuất khép kín theo chuỗi, vật tư đầu vào, giảm sử dụng tài nguyên đầu vào, kéo dài vòng đời sản phẩm, tái sử dụng và tái chế chất thải; Xây dựng, lồng ghép các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong khuôn khổ triển khai thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã phê duyệt, cấp bộ, cấp địa phương.

Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp: (Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp tuần hoàn gắn với các chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo các cấp, bảo đảm gắn giữa lý thuyết và thực tiễn triển khai; Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền. Xây dựng các chương trình đào tạo, giải pháp kỹ thuật cho nông dân phục vụ nhu cầu chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hình thành chuỗi sản xuất khép kín, tái chế sử dụng phụ phẩm, tạo sản phẩm đa giá trị; Đào tạo cho người nông dân cách tiếp cận với thị trường để quảng bá sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn, tích hợp đa giá trị không những về kinh tế mà còn mang giá trị về môi trường, xã hội).

Đẩy mạnh chuyển giao, nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bền vững bằng nhiều cách, như: (Tổng kết, đánh giá thực tiễn mô hình nông nghiệp tuần hoàn đã và đang triển khai thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở các cấp độ, quy mô tại địa phương, vùng, miền trên cả nước; Hỗ trợ phổ biến, lan tỏa và nhân rộng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn hiệu quả tới cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân; Giới thiệu, chuyển giao các sản phẩm khoa học - công nghệ để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, chu trình khép kín trong tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp cho doanh nghiệp và người dân; Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến nông trung ương và địa phương để triển khai thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù vùng sinh thái và quy mô sản xuất…/.

Những khó khăn khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với ngành nông nghiệp

THIÊN LÝ

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).