0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 19/11/2023 08:09 (GMT+7)

An Giang cần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

An Giang sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; phát triển công nghiệp chế tạo phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp.

Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra phương hướng phát triển, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tập trung phát triển 03 nhóm sản phẩm chủ lực hiện có gồm: lúa gạo; cá tra; rau màu, cây ăn trái và 02 nhóm sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh gồm: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu. Chú trọng, nghiên cứu phát triển giống nông nghiệp, thủy sản và dược liệu.

Tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn để hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ở xa khu dân cư; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

An Giang cần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế An Giang.

Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản tại địa phương.Đồng thời, xây dựng trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo, kết nối với các trung tâm đầu mối nông nghiệp, thủy sản khác của vùng.

Theo Quy hoạch, An Giang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; phát triển công nghiệp chế tạo phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp.Tập trung phát triển vững chắc công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Đổi mới, nâng cấp công nghệ cho các ngành chế biến các sản phẩm từ gạo, cá tra. Xây dựng các cụm liên kết công nghiệp chuyên ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thúc đẩy tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, như logistics, thương mại điện tử, thương mại quốc tế, công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Tiềm năng, thế mạnh

An Giang là vùng đất rất giàu tiềm năng, quyến rũ, độc đáo, có một không hai tại Đồng bằng sông Cửu Long mang trên mình vẽ đẹp đặc trưng hiếm có. Nơi vừa có đồng bằng trù phú, màu mỡ được bồi đắp bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Mê Kông huyền thoại, vừa có đồi núi trải dài từ Đông sang Tây với nhiều cảnh quan tươi đẹp, huyền bí đan xen với hệ thống kênh rạch được quy hoạch để phát triển với tầm nhìn dài hạn.

An Giang cần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của tỉnh An Giang. Ảnh: H. Chuẩn.

Phát triển kinh tế nông nghiệp được xem là tiềm năng của tỉnh An Giang với hơn 80% diện tích đất nông nghiệp, đất phù sa chiếm hơn 44% diện tích đất nông nghiệp, có nguồn nước ngọt quanh năm, khí hậu ôn hòa và 65% dân số lao động nông thôn. Đây được xem là thế mạnh nông nghiệp địa phương để hướng đến thu hút, mời gọi đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, chế biến sâu nông thủy sản, hệ thống logistics, đặc biệt là kết hợp với du lịch nông nghiệp trải nghiệm, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, tỉnh An Giang có tiềm năng thế mạnh về du lịch với quần thể 7 ngọn núi có một không hai giữa vùng đồng bằng. Núi Cấm, đây là một trong những ngọn núi trứ danh, cao nhất, đẹp nhất vùng với vẻ đẹp huyền bí, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm được ví như Đà Lạt miền Tây đang nghênh đón các nhà đầu tư đến khai thác. Trong khi đó, Lễ Hội vía bà Chúa xứ núi Sam được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm tại thành phố Châu Đốc, được mệnh danh là thành phố du lịch tâm linh nổi tiếng nhất vùng và trong cả nước để thu hút hàng triệu khách thập phương. Ngoài ra, để hòa cùng nhịp điệu phát triển kinh tế, An Giang luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng nhằm khai thác du lịch với nhiều lễ hội truyền thống đa dạng như: Lễ Sen Dolta và Hội đua bò Bảy Núi,… Đây chính là nơi hội tụ, giao thoa các giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và tâm linh của 4 dân tộc anh em, đó là: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Tất cả những đặc điểm này đã tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn của An Giang bên cạnh những con người đôn hậu, chất phát với vẻ đẹp trong sáng, nên thơ giàu lòng mến khách.

Thống kê trong năm 2022, An Giang đón trên 7,5 triệu lượt khách du lịch; tăng 127% so với cùng kỳ năm 2021, ước đạt 163% so với kế hoạch. Trong đó có 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, 280 nghìn lượt khách lưu trú tại các khách sạn đạt chuẩn, 370 nghìn lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.700 tỉ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ, ước đạt 157% so với kế hoạch.

VŨ MINH

Bạn đang đọc bài viết An Giang cần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng mạnh và động thái của Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu tín dụng gia tăng vào các tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp trên thị trường tiền tệ một cách linh động, nhằm giúp ổn định thanh khoản hệ thống.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Phiên giao dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.