Giá cà phê hôm nay 17/7: Nguồn cung thiếu hụt giá cà phê tiếp tục tăng mạnh
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu. Dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10-15%/năm do thời tiết không thuận lợi. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện.
Giá cà phê trong nước
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá từ 64.800 – 64.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum đứng ở mức giá 65.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay, ở huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 65.300 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 65.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá cao nhất là 65.600 đồng/kg.
Tuần qua, giá cà phê tăng đến 600 đồng/kg (so sánh giá cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, ở mức 65.600 đồng/kg ngày 17/7, so với 65.000 đồng/kg ngày 9/7).
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu cà phê nước ta trong tháng 6/2023 chỉ đạt 140.607 tấn, thấp hơn so với mức 150.000 tấn được một số chuyên gia ngành hàng ước tính ban đầu.
Lũy kế 9 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2022-2023, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt tổng cộng 1,44 triệu tấn (khoảng hơn 24 triệu bao), với kim ngạch 3,38 tỷ USD, ttăng 6,6% về kim ngạch so với cùng kỳ niên vụ trước.
Bên cạnh đó, trong tháng 6 vừa qua, giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam lên đến 2.682 USD/tấn, tăng 4,4% so với tháng 5 trước đó và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá xuất khẩu cao nhất 10 năm trở lại đây. Tính chung nửa đầu năm nay, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.374 USD/tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu. Dự báo sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10-15%/năm do thời tiết không thuận lợi. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện.
Hiện cà phê của Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới 38 thị trường trên thế giới. Trong đó, các thị trường như Mỹ, Nga, Algeria, Indonesia, Mexico, Hàn Quốc… tăng mạnh. Cụ thể, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta trong 6 tháng qua với khối lượng đạt 385.895 tấn, trị giá 872,9 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 6,6% về trị giá. Thị trường này chiếm 38,3% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, sản lượng cà phê trong niên vụ 2022 - 2023 theo ước tính của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) giảm 10 - 15% so với niên vụ trước xuống còn 1,5 - 1,6 triệu tấn. Do đó, chuyên gia nhận định, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sẽ dự kiến giảm 1,5 triệu bao xuống 24,5 triệu bao dựa trên lượng tồn kho đầu vụ ở mức thấp và các quy định nhập khẩu chặt chẽ hơn của Liên minh Châu Âu.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn kỳ hạn giao ngay tháng 9 ở mức 2.540 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 ở mức 2.405 USD/ tấn, khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng ở mức 160,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 ở mức 160,30 cent/lb, khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Về đà tăng của cà phê Arabia, Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) thông tin, xuất khẩu cà phê các loại của Brazil trong tháng 6 vừa qua giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, kết hợp với việc đồng Real nước này tăng giá so với đồng USD khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước này giảm bán cà phê ra là các yếu tố tích cực, hỗ trợ giá loại cà phe này.
Còn theo chuyên gia, thời gian qua, việc thiếu hụt nguồn cung Robusta trên thế giới khiến giá cà phê này giữ đà tăng ổn định, trong đó có Việt Nam. Báo cáo tồn kho ICE – London ngày 12/7 giảm xuống đăng ký ở mức 54.360 tấn.
Trung Anh (t/h)