0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 14:23 (GMT+7)

Dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15%

Theo dõi KT&TD trên

Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đề xuất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị chọn kịch bản thứ 2 (CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024) để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết trong năm 2025, công tác quản lý điều hành giá dự báo gặp một số thách thức, áp lực đến từ thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu (giá nhiên liệu; giá vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm; giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý…) và một số yếu tố khác.

Trước những diễn biến này, Bộ Tài chính giả định biến động giá một số mặt hàng thiết yếu tác động đến CPI năm nay theo 3 kịch bản.

Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024.

Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024.

Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.

Sau khi nghe đại diện các bộ/ngành phát biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu phải đạt 8%, lượng tiền cung vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá, đặc biệt là giá tiêu dùng.

Dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% - Ảnh 1
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quyết liệt triển khai các biện pháp điều hành giá, phấn đấu CPI năm 2025 tăng khoảng 4,15% - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đề xuất, Phó Thủ tướng đề nghị chọn kịch bản thứ 2 (CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024) để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện ngay và nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá.

"Cần phải thực hiện niêm yết và bán theo giá niêm yết", nhấn mạnh điều này rất quan trọng, Phó Thủ tướng dẫn chứng về câu chuyện bát phở lên đến 1 triệu đồng, hay những trường hợp bị tước giấy phép kinh doanh do có vi phạm về bán hàng, với yêu cầu phải làm nghiêm. Vấn đề không nằm ở chỗ đắt hay rẻ mà là phải công khai minh bạch về giá để khách hàng lựa chọn, có sự cạnh tranh lành mạnh. Không để xảy ra tình trạng người bán lợi dụng "bắt chẹt" khách hàng để lấy tiền.

Theo Phó Thủ tướng, công khai giá, bán theo giá niêm yết chính là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và xác định hành vi bán hàng của người bán một cách minh bạch, khách quan.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến của thị trường trong nước và thế giới, nhất là diễn biến cung - cầu các loại hàng hóa chiến lược, thiết yếu đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân để xây dựng các kịch bản, giải pháp một cách linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với những biến động. Trên cơ sở đó phải quản lý chặt chẽ, chủ động, đa dạng về nguồn cung, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là đối với mặt hàng xăng, dầu, điện.

Với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các biện pháp điều hành giá theo lộ trình thị trường với mức độ và thời điểm phù hợp. Tinh thần là phải quản một cách chặt chẽ và điều hành theo đúng kịch bản.

Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp gắn kết sản xuất với phân phối, tiêu dùng, tạo vòng tròn trung chuyển; phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa một cách hợp lý, nhịp nhàng để thúc đẩy tăng trưởng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường theo quy định của pháp luật để có biện pháp điều hành kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến đời sống của người dân.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến cụ thể đối với việc điều hành một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, vàng, đất đai… để điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả".

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều

Tin mới

Dòng vốn FDI và cơ hội cho nhà đầu tư trong nước
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập sâu rộng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng định hình cảnh quan đầu tư của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam dư thừa nguồn cung
Thị trường ô tô Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng. Trong 5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng ô tô sản xuất trong nước đạt gần 190.000 chiếc, tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để đạt tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng vừa ban hành công điện chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên và hướng đến mức hai con số.
Chứng khoán tuần đầu tháng 7: VN-Index tăng tuần thứ 3 liên tiếp, thanh khoản bùng nổ
Thị trường chứng khoán khởi đầu tháng 7 bằng một tuần giao dịch tích cực, đánh dấu tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp của chỉ số VN-Index. Đáng chú ý, thanh khoản ghi nhận mức cao nhất trong vòng một tháng, trong bối cảnh thị trường đón nhận hàng loạt thông tin vĩ mô và chính sách thương mại đáng chú ý