0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 11/01/2024 06:57 (GMT+7)

Đồng Nai: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh

Theo dõi KT&TD trên

Một số chức năng và bố trí lại tổng mặt bằng khu vực phía Đông Khu xử lý chất thải Quang Trung (huyện Thống Nhất) đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh.

Đồng Nai: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh
Khu xử lý chất thải Quang Trung có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Đồng Nai.

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải Quang Trung (gọi tắt là Khu xử lý chất thải).

Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai cho phép điều chỉnh một số chức năng và bố trí lại tổng mặt bằng khu vực phía Đông Khu xử lý chất thải. Theo đó, lô B - Khu tái chế phân vi sinh và thực nghiệm cây xanh được điều chỉnh diện tích từ khoảng 13ha xuống còn khoảng 8ha; bỏ chức năng thực nghiệm cây xanh và đổi tên thành Khu phân loại, xử lý, tái chế, phân vi sinh.

Tại Lô E - Khu chôn lấp chất thải nguy hại điều chỉnh diện tích từ 7ha xuống còn hơn 4ha; điều chỉnh từ 18 hố chôn thành 12 hố chôn.

Lô I - Khu xử lý chất thải điện tử có diện tích hơn 2ha và lô J - Khu kho bãi hơn 2ha được gộp với một số khu vực lô khác để thành khu kinh doanh hạ tầng thu hút các nhà đầu tư tái chế chất thải, trong đó có tái chế rác điện tử.

Đồng Nai: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh
Nhiều hố chôn lấp tại Khu xử lý chất thải Quang Trung đã đầy.

Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Nai giao huyện Thống Nhất trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày được phê duyệt) công bố công khai nội dung được phê duyệt, thực hiện công tác cắm mốc giới theo nội dung điều chỉnh và tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Khu xử lý chất thải Quang Trung hiện có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực xử lý chất thải tại tỉnh Đồng Nai với diện tích 130ha, tổng mức đầu tư gần 650 tỷ đồng. Dự án đang tiếp nhận rác thải sinh hoạt phát sinh từ 2 thành phố và 6 huyện trên địa bàn tỉnh và xử lý tại Trạm tái chế chất thải làm mùn compost.

Đồng Nai: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh
Một phần rác được phân loại đưa vào quy trình đốt.

Cuối năm 2023, báo cáo của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi (đơn vị chủ đầu tư), cho thấy, khu xử lý chỉ có khả năng tiếp nhận và xử lý rác công suất 1,2 nghìn tấn/ngày đến tháng 6/2024. Sau thời điểm này, việc tiếp nhận và xử lý rác sẽ bị ảnh hưởng nếu không có thêm ô chôn lấp mới. Theo tìm hiểu của phóng viên, về tình hình tiếp nhận của các ô chôn lấp, công ty đã đưa vào vận hành 14/14 ô chôn lấp. Trong đó, 3 ô chôn lấp là 7, 8, 9 vẫn còn khả năng tiếp nhận.

Về vấn đề môi trường, công tác tiếp nhận và xử lý rác tại Khu xử lý chất thải nói trên được dư luận Đồng Nai hết sức quan tâm.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 Khu xử lý chất thải lớn nhất tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.