0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 13/12/2024 14:09 (GMT+7)

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo dõi KT&TD trên

Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.

Nâng cao vai trò của hàng Việt

Ngày 13/12, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội tổ chức toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025”.

Dự toạ đàm có: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Anh Tuấn; Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp; Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm; Giám đốc Siêu thị Saigon Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung…

Tại tọa đàm, Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Thành Lợi cho biết, Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ gia đình là điều hết sức quan trọng. Toạ đàm “Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025” là dịp để cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được trong việc thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, vai trò của các cơ quan chức năng trong đó có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị trong việc thúc đẩy, phủ sóng hàng Việt đến khắp mọi miền đất nước và vươn tầm quốc tế.

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Ban Tổ chức tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025”.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết, để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động ban hành các kế hoạch liên quan. Sở căn cứ vào nhu cầu mua sắm tăng cao dịp cuối năm nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người dân. Trong đó, một số nhóm hàng chính được quan tâm dịp này là gạo, thịt lợn, thịt bò, rau, củ, quả… Ngoài ra, Sở cũng chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống phân phối hàng hóa cần bố trí các điểm bán truyền thống kết hợp với lưu động. Đặc biệt là đẩy mạnh các điểm bán lưu động ở các vùng sâu.

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, dịp này, Sở cũng đẩy mạnh kiểm tra hàng hóa, đặc biệt là ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Tăng cường đẩy mạnh truyền thông để người dân mua sắm văn minh, an toàn; đẩy mạnh truyền thông để doanh nghiệp chủ động trong nguồn cung và có kế hoạch với các kênh phân phối để phục vụ tốt nhất dịp này.

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán, Ban sẽ chú trọng công tác tuyền, đưa hàng Việt đến các vùng xa trung tâm.

Phó Tổng Giám đốc Hapro Đỗ Tuệ Tâm cho biết, từ sớm Hapro đã chủ động các kênh phân phối hàng hóa, đảm bảo nguồn cung. Với các sản phẩm Hapro nhiều quy trình, quy chuẩn về chứng chỉ, chứng nhận đăng ký thì Hapro cũng có các bước kiểm soát chặt. Các bộ phận nội bộ liên tục đi kiểm tra nội bộ nhằm mang lại những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.

Giám đốc Siêu thị Saigon Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin, hiện đơn vị có gần 1.000 điểm phân phối hàng hóa trên khắp các tỉnh thành. Chương trình “Đến Co.op Mart chở Tết về” đã trở thành một thương hiệu trong người tiêu dùng. Với lượng hàng hóa dự trữ, siêu thị áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng.

Đại diện Siêu thị Saigon Co.op Mart Hà Đông khẳng định, nguồn hàng tại siêu thị bày trên quầy kệ đều đảm bảo chất lượng và date mới. Không bao giờ có hiện tượng khuyến mãi hàng cận date.

Đa dạng các kênh phân phối hàng hóa

Thực tế cho thấy, thời gian qua các giải pháp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần phát triển nhiều mô hình, điển hình tốt trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, cân đối cung cầu hàng hóa. Từ đó, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, góp phần cùng Đảng và Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Anh Tuấn chia sẻ, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Hàng hóa Tết đa dạng, người dân tấp nập mua sắm tại siêu thị.

Để Cuộc vận động tiếp tục phát huy tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội đề ra nhiều giải pháp như: tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và doanh nghiệp về ý nghĩa Cuộc vận động, phát huy vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích cần đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng niềm tin tưởng của người tiêu dùng.

Được biết, để đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, nhiều hoạt động đã được Hà Nội đẩy mạnh triển khai như: Tăng cường liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kế nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố; giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm mùa vụ, có khó khăn trong việc tiêu thụ… của các tỉnh, thành phố vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm…; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố đến các quận, huyện, thị xã… Qua đó, góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp hàng Việt, góp phần thúc đẩy Thủ đô phát triển.

Đáng chú ý, với dịp Tết Nguyên đán cận kề, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng hóa gồm 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn hơi, 19.890 tấn thịt gia cầm, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 331.500 tấn rau củ, 16.560 thủy sản, thực phẩm chế biến 16.560 tấn, trái cây 238.500 tấn và 1.575 tấn bánh mứt kẹo…

Cùng với việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, để tạo thuận tiện cho người dân Thủ đô tiếp cận, mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hàng hóa Tết sẽ được phục vụ tại 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ truyền thống, 2.000 cửa hàng tiện lợi, 110 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cùng hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn…

Đặc biệt, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm; Tổ chức các chợ hoa Xuân… phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại các quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Bạn đang đọc bài viết Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.
Chủ nhân “penthouse mặt đất” tại Vinhomes Global Gate hưởng trọn lợi thế khi kinh tế Expo thức giấc
Sau khi Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia - The Grand Expo hoàn thành vào tháng 7/2025, những căn “penthouse mặt đất” đầu tiên tại Vinhomes Global Gate cũng được bàn giao, giúp chủ sở hữu có cơ hội hưởng trọn lợi thế khi nền kinh tế Expo trị giá nhiều tỷ USD “thức giấc”.