0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/03/2024 09:21 (GMT+7)

Doanh số của Sao Ta trong tháng 2/2024 đạt 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ

Theo dõi KT&TD trên

Trong tháng 2/2024, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số đạt 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 982 tấn, giảm 9% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 87 tấn, giảm 21% so với cùng kỳ.

Doanh số của Sao Ta trong tháng 2/2024 đạt 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ.  
Doanh số của Sao Ta trong tháng 2/2024 đạt 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ.

Theo đó, về tình hình tiêu thụ, tôm thành phẩm đạt 982 tấn và nông sản thành phẩm đạt 87 tấn, lần lượt giảm 9% và 21% so với cùng kỳ.

Về sản xuất, sản lượng tôm thành phẩm trong tháng 2/2024 đạt 931 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Còn sản xuất nông sản thành phẩm đạt 63 tấn, giảm 69%.

Lý giải về kết quả kinh doanh giảm trở lại sau khi tăng mạnh trong tháng 1/2024, Công ty Thực phẩm Sao Ta cho biết do lịch nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2 nên Công ty chỉ hoạt động 21 ngày trong tháng 2/2024, đồng thời nguyên liệu tôm ít do cuối vụ và đơn hàng ít.

Tháng trước, doanh số của FMC đạt 19.2 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 1,614 tấn (tăng 45%), tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 189 tấn (tăng 16%).

Theo Báo cáo phân tích về Công ty Thực phẩm Sao Ta của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố. Ước tính trong quý I/2024, Công ty Thực phẩm Sao Ta có thể ghi nhận doanh thu khoảng 1.008 tỷ đồng, tương đương so với cùng kỳ. Ngoài ra, giá bán trung bình giảm 10% khi giá bán trung bình toàn thị trường chưa có xu hướng tăng rõ ràng.

Thêm nữa, về lợi nhuận, trong quý I/2024, Chứng khoán Rồng Việt ước tính Công ty Thực phẩm Sao Ta sẽ ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ khoảng 56 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giả định của đơn vị phân tích là biên lợi nhuận gộp tốt hơn, ước tăng 2% lên 10%, nhờ Công ty Thực phẩm Sao Ta thu hoạch sản lượng tôm tự nuôi trong tháng 1/2024.

Liên quan tới căng thẳng biển Đỏ, Chứng khoán Rồng Việt cho rằng chi phí vận chuyển của Công ty Thực phẩm Sao Ta sẽ không tăng mạnh so với cùng kỳ do doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật. Đối với thị trường EU, chủ yếu là nước Anh, doanh nghiệp xuất theo giá FOB.

Ước tính trong năm 2024, Chứng khoán Rồng Việt dự phóng Công ty Thực phẩm Sao Ta sẽ ghi nhận doanh thu 5.598 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế khoảng 346 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện trong năm 2023. Trong đó, giả định của ước tính là sản lượng tăng 9,8% và giá bán tăng 0,6%. Biên lợi nhuận gộp năm 2024 dự báo đạt 11% do sản lượng tôm tự nuôi tăng 29%.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 1.252,78 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 88,76 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,6%, về 11,2%.

Luỹ kế trong năm 2023, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 5.087,39 tỷ đồng, giảm 10,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 302,25 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024.  
Xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất 275%, đạt 42 triệu USD. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2024, chiếm 17.5%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 1 (đạt 41 triệu USD) tiếp nối đà tăng trưởng từ những tháng cuối năm 2023, tăng 77%. “Diễn biến xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2024 sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi vụ điều tra chống trợ cấp của Mỹ với tôm 4 nước, trong đó có Việt Nam”, VASEP lưu ý.

Xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu cũng có sự tăng trưởng trong tháng 1; lần lượt đạt 37 triệu USD, 23 triệu USD và 30 triệu USD; tương ứng tăng 30%, 21% và 22% so với cùng kỳ.

Mặc dù con số trong tháng đầu năm tăng trưởng tích cực, nhưng theo VASEP, đa số các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp tôm cho biết đơn hàng đầu năm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện vì sức mua của thị trường vẫn yếu. Song song đó vẫn còn loạt vấn đề như lượng tồn kho nhiều, giá mua thấp, khó cạnh tranh với tôm Ấn Độ, Ecuador…Trong khi đó, một số doanh nhìn thấy tín hiệu khả quan hơn về đơn hàng, nhưng lo lắng về nguồn nguyên liệu vì đang mùa nghịch, lại dịch bệnh nên sản lượng tôm thấp.

Ngoài ra, nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp cũng là một rào cản đối với nhà nhập khẩu ở Mỹ và các công ty xuất khẩu Việt Nam. “Giá chào bán tôm Việt Nam vẫn khá cao so với các nước khác, gây tâm lý e ngại cho nhà nhập khẩu”, VASEP cho biết.

Theo dự báo của bà Trần Thụy Quế Phương - Chánh văn phòng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm sẽ tiếp tục đối mặt với sự tăng trưởng kém trong năm 2024 do ảnh hưởng từ những yếu tố tiêu cực năm 2023.

Tuy nhiên, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có cơ hội phục hồi và tăng trưởng nhẹ trong năm 2024, với mức từ 10% đến 15% bởi kinh tế của các nước có nhu cầu tiêu thụ tôm dần hồi phục; các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sâu.

Đồng thời, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Doanh số của Sao Ta trong tháng 2/2024 đạt 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.