0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 02/01/2024 14:27 (GMT+7)

Vì sao tăng giá điện nhưng EVN lỗ năm thứ 2 liên tiếp?

Theo dõi KT&TD trên

Theo lãnh đạo EVN, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4-5 và tăng 4,5% vào ngày 9-11). Tuy nhiên các lần tăng này vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Theo lãnh đạo EVN, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4-5 và tăng 4,5% vào ngày 9-11). Tuy nhiên các lần tăng này vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 2/1, Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn cho biết, doanh thu bán điện của toàn EVN năm 2023 ước đạt 497.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2022; nộp ngân sách ước đạt 21.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy, tổng tài sản của EVN năm 2023 lại giảm 6,3%.

Theo lãnh đạo EVN năm 2023, EVN và các đơn vị nỗ lực thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí (tiết kiệm 15% chi phí thường xuyên, tiết giảm 20-50% chi phí sửa chữa lớn) và tiếp tục thực hiện các giải pháp để cố gắng cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần (tăng 3% vào ngày 4-5 và tăng 4,5% vào ngày 9-11). Tuy nhiên các lần tăng này vẫn không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp.

Vì sao tăng giá điện 2 lần EVN lỗ năm thứ 2 liên tiếp
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Về nguyên nhân, lãnh đạo EVN cho biết, do chi phí khâu sản xuất điện vẫn tăng cao (chiếm tới 80% giá thành). Cụ thể, giá nhiên liệu năm 2023 mặc dù đã giảm so với năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đây; cơ cấu huy động nguồn điện không thuận lợi do tình hình nước về các hồ thủy điện kém, làm sản lượng thủy điện giảm, trong khi tăng huy động các nhà máy nhiệt điện than, dầu và năng lượng tái tạo… là những nguồn huy động có giá thành cao hơn giá thành thủy điện.

Đặc biệt, chi phí mua điện trên thị trường điện cao, chi phí thanh toán tăng so với giá điện hợp đồng. Điều này dẫn đến tình trạng tổng chi phí bình quân cho các khâu: phát điện, truyền tải và phân phối trong năm 2023 lên tới 2.092,78 đồng/kWh, nhưng giá bán điện bình quân chỉ 1.950,32 đồng/kWh.

Theo lãnh đạo EVN, trong năm 2023, hiện tượng El Nino cùng nhiều yếu tố bất lợi đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô. Ngoài ra, công tác quản lý và chỉ đạo điều hành cung ứng điện vẫn còn hạn chế, trong đó còn để xảy ra tình trạng thiếu điện và phải thực hiện tiết giảm điện một số địa phương khu vực miền Bắc trong tháng 6/2023.

Dự báo năm 2024, EVN cho biết, sản lượng điện thương phẩm đạt từ 262,26 - 269,3 tỷ kWh và ngành điện tiếp tục phải đối mặt hàng loạt khó khăn, thử thách. Trong đó EVN sẽ khó cân đối được tài chính do tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá ...

Tuy vậy, lãnh đạo EVN nhìn nhận cung ứng điện vẫn khó khăn do phụ thuộc diễn biến bất thường thời tiết, mất cân đối cung cầu giữa các miền. Chẳng hạn, miền Bắc không có dự phòng về nguồn nhưng lại là nơi có nhu cầu sử dụng điện tăng 9-10% mỗi năm.

Các tập đoàn Nhà nước chỉ quản lý trên 47% nguồn điện, trong đó EVN là 37,5%, còn lại phụ thuộc vào các nguồn điện bên ngoài. Điều này gây khó khăn trong quản lý vận hành hệ thống điện. Cùng đó, việc đầu xây dựng các dự án nguồn, lưới điện vẫn khó khăn về thủ tục đầu tư, vốn, bố trí quỹ đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Theo báo cáo mới đây gửi Bộ Công Thương, trong năm 2023 EVN vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức trong đảm bảo cung ứng điện và cân đối tài chính. Trong đó, giá các loại nhiên liệu có giảm so với năm 2022, song vẫn ở mức cao so với giai đoạn 2020-2021.

Trong khi đó, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều vướng mắc do các quy định hiện hành còn thiếu đồng bộ, khó khăn trong việc chuyển đổi đất rừng, giải phóng mặt bằng...

Kết quả là điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 271,04 tỉ kWh, tăng 3,43% so với năm 2022; điện thương phẩm ước đạt 252,6 tỉ kWh, tăng 4,08% so với cùng kỳ 2022.

Sau hai lần điều chỉnh tăng giá điện thêm 3% và 4,5% trong năm nay, giá bán điện bình quân năm 2023 toàn tập đoàn ước đạt 1.950 đồng/kWh, tăng 68,48 đồng/kWh so với năm 2022.

Theo đó, doanh thu của EVN năm 2023 ước đạt 488.000 tỉ đồng, tăng 2,8% so với năm 2022. Dù tăng giá điện, song EVN vẫn ghi nhận khoản lỗ ước tính là 17.000 tỉ đồng.

Tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn EVN ước tính đến hết năm 2023 là 622.000 tỉ đồng (bằng 93,4% so với năm 2022), trong đó vốn chủ sở hữu là 206.000 tỉ đồng (bằng 91,4% so với cùng kỳ năm 2022). Tập đoàn này nộp ngân sách 21.000 tỉ đồng.

Anh Đào

Bạn đang đọc bài viết Vì sao tăng giá điện nhưng EVN lỗ năm thứ 2 liên tiếp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Cổ phiếu của Công ty VNG giảm sốc
Phiên giao dịch hôm nay 6/9, cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên chiều. Tính đến 13h45ph, cổ phiếu VNZ giảm gần 11%.

Tin mới

Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề
Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.
Nghệ thuật chọn nước pha trà: Bí quyết cho một tách trà hoàn hảo
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tách trà bạn pha ở nhà lại không thể sánh bằng hương vị tuyệt hảo của trà quán? Bí mật nằm ở nguồn nước bạn sử dụng. Dù bạn sở hữu loại trà đắt tiền và chất lượng cao đến đâu, nước pha trà không phù hợp cũng có thể làm hỏng trải nghiệm thưởng trà của bạn.
Đồng Nai: Không có giấy phép môi trường, Công ty TNHH Con Cò Vàng bị phạt 320 triệu đồng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định số 2568/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Con Cò Vàng (địa chỉ trụ sở tại Lô 5, đường số 1, Khu công nghiệp Gò Dầu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) với số tiền 320 triệu đồng.
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Vĩnh Phúc không đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm
Sáng 05/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập thuộc Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập, địa chỉ tại Tổ 4, Vĩnh Thịnh, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc do ông Nguyễn Văn Lập là chủ hộ kinh doanh.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: UBND huyện Bình Chánh có nhiều thiếu sót tại dự án Hương lộ 4
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kết luận Thanh tra số 739/KL-TTr liên quan đến việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, quản lý quỹ đất sau bồi thường tại dự án nâng cấp, mở rộng Hương lộ 4 (nay là đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.