0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 11/10/2023 09:12 (GMT+7)

Doanh nghiệp có thể vay từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn 1,2%/năm

Theo dõi KT&TD trên

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, các doanh nghiệp có thể vay từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm.

DN có thể vay từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm. (Ảnh minh họa)  
DN có thể vay từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ký hợp đồng cho vay gián tiếp trước khi Quyết định có hiệu lực, thì tiếp tục áp dụng mức lãi suất cho vay theo hợp đồng đã ký kết. Nếu vay trung hạn và dài hạn, mức lãi suất sẽ là 4,4%/năm. Mức lãi suất có hiệu lực từ ngày 4/10.

Theo thông tin công bố, đối tượng DNNVV sẽ được quỹ cho vay gồm hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, tham gia chuỗi giá trị và tham gia cụm liên kết ngành. Mức cho vay tối đa 80% tổng vốn đầu tư của dự án; tổng mức cho vay đối với 1 doanh nghiệp (DN) không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của quỹ. Như vậy DN phải đảm bảo tối thiểu có 20% vốn tự có tham gia dự án; đáp ứng quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định; được chủ động trả nợ trước hạn và được miễn phí trả nợ trước hạn. Thời gian vay không quá 7 năm và thời gian ân hạn tối đa 2 năm.

Hiện Quỹ Phát triển DNNVV chỉ cho vay gián tiếp thông qua 6 ngân hàng (NH) và DN sẽ nộp hồ sơ đề nghị vay vốn đến các NH này. Đó là NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), NH TMCP Quân Đội ( MB), NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) và NH TMCP Bắc Á. NH có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, thẩm định, ra quyết định cho vay đối với DNNVV và gửi hồ sơ đề nghị nhận vốn cho vay gián tiếp tại trụ sở của quỹ hoặc qua đường bưu điện. Quỹ không nhận trực tiếp hồ sơ đề nghị vay vốn của các DN và không thông qua bất cứ tổ chức, cá nhân khác. DN chỉ phải trả nợ gốc và nợ lãi theo đúng mức LS cho vay, không phải trả thêm bất kỳ khoản chi nào khác. Đồng thời, quỹ hướng dẫn, hỗ trợ DN về thủ tục, hồ sơ nhằm tiếp cận gói vay của quỹ hoàn toàn miễn phí thông qua số điện thoại đường dây nóng (hotline) được công bố.

Lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm
Lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm

Cùng với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều ngân hàng cũng đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp. Cụ thể, từ nay đến ngày 30/5/2024, khách hàng doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được hưởng lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 6,97%/năm.

Theo đó, SHB dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất từ 6,97% hỗ trợ các doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động ngắn hạn. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi gồm: doanh nghiệp nữ chủ, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên như: nông lâm nghiệp, thủy sản, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, các dự án xanh…

Đồng thời, SHB cũng dành 1.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay mua ô tô với thời gian vay từ 36 tháng trở lên. Dựa trên nhu cầu và kế hoạch sử dụng vốn, khách hàng có thể lựa chọn ưu đãi lãi suất từ 7,5%/năm trong 06 tháng đầu hoặc từ 9%/năm trong 12 tháng.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, bước vào quý cuối cùng của năm, lãi suất huy động theo quy luật thông thường sẽ có xu hướng tăng dần nhằm hút nguồn vốn nhàn dỗi về ngân hàng phục vụ nhu cầu cho vay người dân và doanh nghiệp cuối năm. Nhưng năm nay lại khác, lãi suất huy động tại phần lớn các ngân hàng đều neo ở mức thấp, một số vẫn tiếp tục giảm.

Một số ngân hàng hiện cũng đã triển khai mức lãi suất cho vay ưu đãi ở giá rất thấp như BIDV cho vay vốn ưu đãi chỉ từ 6,5%, cho vay trả nợ ngân hàng từ 6%; OCB cho vay ưu đãi sản xuất kinh doanh từ 6,5%; Vietbank cho vay ưu đãi từ 6,3%, VietinBank cũng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất từ 6,3%...

Đặc biệt, Agribank dành tới 30.000 tỷ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất cho khoản vay ngắn hạn chỉ từ 4,8%; trung và dài hạn 7,5% (thời gian ưu đãi tối đa 12 tháng)...

Cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SME) chiếm trên 98%.
Cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SME) chiếm trên 98%.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SME) chiếm trên 98%. Những năm qua, khu vực doanh nghiệp SME đã và đang khẳng định vai trò động lực quan trọng để phát triển kinh tế của các địa phương, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Trong những năm gần đây và bối cảnh khó khăn hiện nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi hết sức căn bản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) phát triển. Đến nay, doanh nghiệp SME chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước.

"Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của khu vực doanh nghiệp SME có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp có thể vay từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn 1,2%/năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.