0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 04/08/2024 08:07 (GMT+7)

Điều kiện hành nghề môi giới bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023

Theo dõi KT&TD trên

Hiện nay, môi giới bất động sản được định nghĩa là việc làm trung gian cho các bên trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại và cho thuê mua bất động sản.

Từ ngày 1/8 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực, Luật mới đã quy định chặt chẽ về hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản.

Điều kiện hành nghề môi giới bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023.  
Điều kiện hành nghề môi giới bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 (có hiệu lực từ 01/8/2024) với nhiều quy định mới liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và hoạt động môi giới bất động sản nói riêng.

Trong đó, nổi bật là quy định môi giới bất động sản không được hành nghề tự do kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hay nói cách khác, từ ngày 01/8/2024 môi giới bất động sản không được hành nghề tự do.

Điều kiện hành nghề môi giới bất động sản từ 01/8/2024 được quy định tại Điều 61 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 như sau: Thứ nhất, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được thành lập theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Giáo dục đại học.

Thứ hai, doanh nghiệp được thành lập và có ngành, nghề kinh doanh về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

Thứ ba, đối với tổ chức khác phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập và giao chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.

Luật cũng quy định, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, giảng viên, bộ máy quản lý đào tạo hành nghề môi giới bất động sản theo pháp luật về giáo dục có liên quan.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có giáo trình giảng dạy có nội dung phù hợp với chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Cá nhân dự thi sát hạch phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản; có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch.

Còn cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Bên cạnh đó, chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản gồm: Kiến thức cơ sở; kiến thức chuyên môn; thực hành và kiểm tra cuối khóa.

Kiến thức chuyên môn về môi giới bất động sản có tổng thời lượng là 24 tiết học, bao gồm các chuyên đề và nội dung sau đây:

Chuyên đề 1: Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như: Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động sản; vai trò của môi giới bất động sản trong thị trường bất động sản; nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản; điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản và yêu cầu chuyên môn của nhà môi giới bất động sản...

Chuyên đề 2: Quy trình và kỹ năng môi giới bất động sản, trong đó có một số nội dung chính như: Thu thập thông tin về cung, cầu bất động sản; xác định đối tượng và các bên tham gia thương vụ môi giới bất động sản; lập hồ sơ thương vụ môi giới; hồ sơ thế chấp bất động sản; thời hạn và những bước thực hiện thương vụ môi giới; marketing bất động sản...

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Điều kiện hành nghề môi giới bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.