0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 30/11/2023 07:20 (GMT+7)

Đắk Lắk: Đường tránh Đông chậm tiến độ, “đội vốn” chính thức được điều chỉnh dự án

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cả về tiến độ lẫn kinh phí thực hiện dự án.

Đắk Lắk: Đường tránh Đông chậm tiến độ, “đội vốn” chính thức được điều chỉnh dự án
Đường tránh Đông (đoạn qua huyện Cư Kuin) đang được thi công.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh thời gian cơ bản hoàn thành dự án đường tránh Đông thành phố Buôn Ma Thuột trong năm 2024, hoàn thành thủ tục đưa vào khai thác năm 2025. Tổng mức đầu tư trước đó hơn 1.500 tỷ đồng tăng lên hơn 1.841 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 893,386 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án 9,291 tỷ đồng; chi phí tư vấn 51,541 tỷ đồng; chi phí khác 21,452 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 729,3 tỷ đồng; chi phí dự phòng 139,1 tỷ đồng.

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Đơn vị chủ đầu tư), tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong quá trình quản lý, thực hiện Dự án, đảm bảo tuân thủ quy định về đầu tư công, pháp luật về xây dựng, đấu thầu Dự án.

Trước đó, Báo điện tử Xây dựng đã có nhiều bài viết liên quan đến việc thi công “ỳ ạch” chậm tiến độ của dự án. Thậm chí nhiều nhà thầu “đói” mặt bằng để thực hiện thi công. Bên cạnh đó, nhiều nhà thầu yếu kém năng lực, thi công không đạt khối lượng đã bị chủ đầu tư “trảm” khỏi dự án.

Đắk Lắk: Đường tránh Đông chậm tiến độ, “đội vốn” chính thức được điều chỉnh dự án
Nguyên nhân đường tránh Đông chậm tiến độ, “đội sổ” do chậm trễ trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Được biết, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Với tổng chiều dài toàn tuyến là 39,6km, điểm đầu đoạn qua xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar), điểm cuối đoạn qua xã Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột). Công trình được khởi công năm 2020 và hoàn thành năm 2023. Tuy nhiên, do “sa lầy” trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ và đội vốn lớn.

Liên quan đến những bất cập khiến dự án trọng điểm chậm tiến độ, chậm đưa vào khai thác sử dụng, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk, chỉ đạo Ban Quản lý dự án và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chậm triển khai công tác giải phóng mặt bằng làm tăng chi phí ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Đường tránh Đông chậm tiến độ, “đội vốn” chính thức được điều chỉnh dự án. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.