0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 09/06/2023 07:35 (GMT+7)

Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận?

Theo dõi KT&TD trên

Mặc dù được cấp giấy xác nhận và có các giấy tờ chứng minh quá trình sử dụng đất nhưng gia đình bà Lê Thị Hải và ông Nguyễn Xuân Hiển ở (thôn 5, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) vẫn không được công nhận.

Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 1
Vị trí đất gia đình bà Lê Thị Hải có giấy xác nhận quyền sử dụng đất và đang canh tác có nhà ở ổn định, nhưng không được công nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho gia đình bà.

Theo phản ánh bà Lê Thị Hải và ông Nguyễn Xuân Hiển ở (thôn 5, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), năm 1990 gia đình bà vào huyện Ea Súp ở buôn Nà Sược (nay là thôn 5, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) để khai hoang mảnh đất tại cầu 33 (buôn Nà Sược). Đến năm 1994, gia đình bà Hải được UBND huyện Ea Súp cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất số 222/ĐK-TK-RĐ với diện tích 7.000 m2 (trong đó: đất khu dân cư 2.000 m2, đất trồng đào 5.000 m2). Mảng đất này cũng đã được vào sổ địa chính quyển sổ 01 tại Quyết định vào số 107/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 10 năm 1994 của UBND huyện Ea Súp, mục đích sử dụng đất khu dân cư 2.000 m2 và đất trồng đào 5.000 m2.

"Từ năm 1994 đến năm 1997, thời điểm này khu đất thường xuyên bị lũ lụt, nên gia đình tôi không ở ổn định. Nhưng từ năm 1997 đến nay, gia đình tôi đã sử dụng liên tục và cũng được Nhà nước cho tiền để xây nhà tình nghĩa vào năm 2007. Ngoài ra, gia đình đã canh tác trồng cây lâu năm ổn định", bà Hải nói.

Theo bà Hải, đến nay, qua 2 phiên tòa xét xử tại tỉnh Đắk Lắk, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và thông báo của Tòa án nhân dân tối cao đều không công nhận mảnh đất thuộc gia đình bà. Dù đất đã sử dụng ổn định và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không thuộc diện đất quy hoạch của UBND xã, các giấy tờ nộp thuế nhà, đất có nhà ở, được Chủ tịch UBND xã và nhiều người làm chứng, chứng nhận.

Được biết, hoàn cảnh hiện tại của gia đình bà Hải rất khó khăn. Đây là gia đình chính sách có công cách mạng. Chồng bà Hải bị tai biến nằm liệt giường, chỗ ở duy nhất là căn nhà này và đất sản xuất để phục vụ nhu cầu sống hằng ngày.

Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 2
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 3
Giấy xác nhận quyền sử dụng mảng đất hiện nay gia đình bà Hải đang sử dụng.

Theo ghi nhận của Phóng viên Tòa soạn Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, khu đất trên hiện nay gia đình bà Hải và ông Hiển đang sử dụng có căn nhà tình nghĩa cấp 4 được Nhà nước cho xây dựng từ năm 2007. Căn nhà này đã xuống cấp, diện tích đất còn lại gia đình bà đang sử dụng làm nông nghiệp, theo quy hoạch sử dụng đất huyện Buôn Đôn đến năm 2030 là đất ở và đất nông nghiệp.

Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 4
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 5
Sổ địa chính thể hiện giấy xác nhận quyền sử dụng đất số 222/ĐK-TK-RĐ có 2.000 m2 đất khu dân cư, và 5.000 m2 đất trồng đào tại bon Nà Sược.
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 6
Đơn được trưởng thôn và UBND xã xác nhận là đất ở và đất trồng điều đã khẳng định gia đình bà Hải sử dụng đất và canh tác ổn định.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Như Hón - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn (thời kỳ từ năm 1989 đến năm 2007) cho biết: “Trước đây khu đất này thuộc xã Krông Na, huyện Ea Súp sau đó tách thành 3 xã (gồm 3 xã Ea Weo, xã Ea Hoa và xã Krông Na), theo quyết định 09/HĐBT, ngày 26 tháng 1 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng. Nhưng địa giới hành chính các xã thời điểm đó không được rõ ràng như bây giờ, do đó các hộ bên kia cầu 33 (nay là thôn 5, xã Ea Weo), tại thời điểm năm 1994 thì khu vực nhà bà Hải vẫn thuộc xã Ea Huar.

Đến năm 1995, huyện Buôn Đôn được thành lập, khu đất nhà bà Hải lại thuộc về thôn 5, xã Ea Weo từ đó đến nay. Nguồn gốc thửa đất trên theo tôi biết lúc làm Chủ tịch xã nhà bà Hải khai hoang khoảng từ năm 1991. Sau đó có lũ lụt lớn bà Hải chuyển đi nơi khác ở một thời gian, khoảng năm 1997 thì gia đình bà Hải quay lại và làm nhà ở ổn định từ đó đến nay và không thấy tranh chấp với ai".

Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 7
Giấy nộp thuế nhà, đất trên mảnh đất bà Hải đang sử dụng đã chứng tỏ việc sử dụng đất của gia đình bà ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyến dụng đất.
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 8
Năm 2008, UBND xã đã có thông báo giải quyết đơn khiếu nại số 13/TB-UBND và đã công nhận diện tích từ nhà bà đến hết ranh giới đầu cầu 33 (giáp suối) là đất thuộc chủ quyền của gia đình.
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 9
Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận? - Ảnh 10
Ngày 10/12/2008, UBND huyện Buôn Đôn có văn bản số 131/ BC-UBND trả lời ý kiến cử tri, công nhận phần đất có 400 m2 đất thổ cư, khu đất đã có bìa trắng nên không phải chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo ông Trần Minh Trình, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch xã Ea Wer cho biết: “Do vụ việc đã này đã xảy ra từ hơn 30 năm trước và ông cũng chỉ mới về nhận công tác tại xã nên không nắm rõ. Trên quan điểm của pháp luật đã có bản án thì phải thực hiện”.

Để làm rõ vấn đề trên, Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường đã đăng ký lịch hẹn và nội dung làm việc trên với Văn phòng UBND huyện Buôn Đôn. Tuy nhiên đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua vẫn chưa nhận được phản hồi.

Chúng tôi tiếp tục thông tin sự việc.

Luật sư Lê Xuân Anh Phú - Công ty luật Thành Công và Công sự cho biết: Việc gia đình bà Hải và ông Hiển đã được Nhà nước cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất số 222/ĐK-TK-RĐ với diện tích 7.000 m2 (trong đó: đất khu dân cư 2.000 m2, đất trồng đào 5.000 m2) thửa đất trên đã được vào sổ địa chính quyển sổ 01 và quyết định vào số 107/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 10 năm 1994 của UBND huyện Ea Súp.

Mục đích sử dụng đất trồng đào và đất khu dân cư, có giấy tờ nộp thuế nhà đất và sử dụng ổn định không tranh chấp với ai, cũng không bị chính quyền xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, mảnh đất trên không thuộc đất quy hoạch của UBND xã, là cơ sở để khẳng định việc sử dụng đất của ông, bà ổn định và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 100 luật đất đai 2013.

Uy Đạt - Lê Vỹ

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Vì sao đất có giấy xác nhận quyền sử dụng đất vẫn không được công nhận?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.