0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 25/06/2023 07:45 (GMT+7)

Đắk Lắk: Dự án hồ thủy lợi gần 1.500 tỷ nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do thiếu đất đắp

Theo dõi KT&TD trên

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1, sau khi được gia hạn thêm 3 năm, đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, nguy cơ “trễ hẹn” chưa định ngày về đích do vướng quy hoạch và thiếu đất đắp.

Đắk Lắk: Dự án hồ thủy lợi gần 1.500 tỷ nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do thiếu đất đắp
Nhiều hạng mục dự án thuộc giai đoạn 1 vẫn còn ngổng ngang mặc dù đã xin gia hạn thêm 3 năm để thực hiện

Gia hạn thêm 3 năm vẫn nguy cơ chậm tiến độ

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam (nằm gần trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột) với diện tích hơn 136ha, tổng mức kinh phí thực hiện dự án trên 1.468 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương. Dự án được chia làm 2 giai đoạn do UBND thành phố Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư.

Theo Quyết định 2729 của UBND tỉnh Đắk Lắk, dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thời gian thực hiện (từ năm 2017-2020) với các hạng mục thực hiện như: Giải phóng mặt bằng phần lòng hồ, đường ven hồ, dọn dẹp lòng hồ; Triển khai xây dựng hồ chứa (gồm: đập chính, đập phụ, tràn xả lũ, cống lấy nước, cống qua đập, nhà quản lý); Tuyến đường giao thông ven hồ (bao gồm: hệ thống cấp thoát nước theo tuyến đường kết nối vùng dự án). Với tổng mức đầu tư trên 960 tỷ đồng (trong đó 700 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; trên 260 tỷ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác). Giai đoạn 2 từ năm 2020-2024.

Đắk Lắk: Dự án hồ thủy lợi gần 1.500 tỷ nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do thiếu đất đắp
Việc chủ đầu tư hồ thủy lợi Ea Tam tận dụng đất trong dự án để san lấp liệu có đảm bảo chất lượng công trình và đúng luật?

Điều đáng nói sau khi được khởi công năm 2017, sau 3 năm thực hiện, dự án hồ thủy lợi Ea Tam chỉ thi công cầm chừng, vẫn chậm tiến độ, thiếu khối lượng như dự kiến. Để giải quyết sự việc trên UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 49, (ngày 7/01/2022) Về việc phê duyệt điều chỉnh Giai đoạn 1, thay vì thời gian thực hiện dự án từ năm 2017-2020, thì dự án được điều chỉnh lại từ năm 2017-2023.

Tuy nhiên, sau hai lần dự án hồ ngàn tỷ được điều chỉnh giai đoạn 1, thì đến nay công trình vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ, thậm chí chưa thể định ngày về đích.

Chủ đầu tư nói gì?

Như đã nói ở trên, sau 2 lần có quyết định điều chỉnh thực hiện dự án thuộc giai đoạn 1, (từ 3 năm lên 6 năm - PV) nhưng đến nay dự án vẫn chỉ đạt khối lượng khiêm tốn, chưa thể về đích vì thiếu đất đắp. Đơn vị chủ đầu tư đang thực hiện hoàn thiện hồ sơ để xin tỉnh Đắk Lắk cấp phép khai thác đất đắp trong lòng hồ, để đắp chân đập chính và các hạng mục còn thiếu đất.

Làm việc với phóng viên Báo điện Xây dựng, ông Đỗ Hải Đông - Giám đốc phụ trách dự án hồ thủy lợi Ea Tam (thuộc Ban QLDA Đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết, dự án hồ thủy lợi Ea Tam có thời gian thực hiện từ năm 2017-2024, (giai đoạn 1 từ năm 2017-2023; giai đoạn 2 từ 2020-2024) và đến nay giai đoạn 1, khối lượng đạt được khoảng 58%. Hiện dự án đang chậm tiến độ do thiếu đất đắp và vướng quy hoạch. “Dự án đang thiếu khoảng 100.000m3 đất đắp. Hiện Ban đang làm các thủ tục xin tỉnh khai thác đất trong lòng hồ, bởi khai thác ở ngoài thì không được do vướng luật khoáng sản. Giai đoạn 2 đến nay chưa thực hiện. Việc chậm trễ là do vướng quy hoạch, việc dự án có trước, quy hoạch có sau dẫn đến không đồng bộ vì vậy đang xin tỉnh để điều chỉnh dự án”, ông Đông cho hay.

Đắk Lắk: Dự án hồ thủy lợi gần 1.500 tỷ nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do thiếu đất đắp
Phần thân đạp chính vẫn chưa đang thi công dang dở.

Trước câu hỏi của phóng viên, việc xin lấy đất trong lòng hồ để thực hiện dự án có đảm bảo quy chuẩn chất lượng? Có ảnh hưởng đến công trình hay không? Ông Đỗ Hải Đông cho biết, hiện đang làm các quy trình để xin khảo sát, đánh giá đất đắp. “Trước đó dự án tận dụng lấy đất đắp ở trong công trình, phần nào thi công dư thì đem đi đắp không được vận chuyển ra khỏi công trình. Chúng tôi lấy đất trong dự án để điều phối đắp cho các hạng mục, nó không có sai theo quy định. Nhưng hiện tại vẫn phải xin tỉnh cấp phép để khai thác đất đắp trong lòng hồ thực hiện dự án”, ông Đông nói.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Dự án hồ thủy lợi gần 1.500 tỷ nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do thiếu đất đắp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.