0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 14/03/2023 14:54 (GMT+7)

Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn

Theo dõi KT&TD trên

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Ban QLDA tỉnh), đang sở hữu 2 công trình “khủng” thi công chậm tiến độ, đội vốn là công trình Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột.

Dự án Hồ chứa nươc Yên Ngựa, khiến dư luận đặt câu hỏi, băn khoăn về năng lực của “Siêu Ban” này.

Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn
Điểm đầu tuyến thuộc thuộc xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar vẫn chưa thể thi công do vướng mặt bằng

Hai dự án “khủng” chậm tiến độ

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và Hồ Yên Ngựa (xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) đang chậm tiến độ theo quy định bởi trong quá trình thực hiện dự án đơn vị chủ đầu tư là Ban QLDA tỉnh đã chậm chạp, yếu năng lực trong việc triển khai giải phóng mặt bằn, dẫn đến việc không có mặt bằng “sạch” giao cho các nhà thầu thi công triển khai dự án.

Cụ thể, Dự án hồ chứa nước Yên Ngựa, được UBND tỉnh Đắk Lắk, phê duyệt chủ trương đầu từ vào tháng 10/2018, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2022 với tổng mức đầu tư 305,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh theo quyết định 1670 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn
Đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh Đông ngang qua quốc lộ 26 (huyện Krông Pắk) đang ngổn ngang bởi việc “sa lầy” trong giải phóng mặt bằng.

Thế nhưng, đến nay công trình vẫn “giậm chân tại chỗ” thi công thiếu khối lượng, thậm chí ngừng thi công hơn 1 năm trời do thiếu tiền đền bù thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, dù đã qua tháng 3/2023, (qua hơn 1 năm trong kế hoạch hoàn thành dự án – PV) nhưng công trình vẫn ngổn ngang, chưa xác định ngày về đích.

Khủng hơn là Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, cũng đang thi công “rùa bò” bởi nhiều đơn vị nhà thầu “đói” mặt bằng sạch để thi công từ chủ đầu tư, khiến dự án trì trệ. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 39,6 km, thời gian thực hiện dự án năm 2020 – 2023, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, đến nay công trình này đang vướng mặt bằng, nhiều đoạn có mặt bằng cũng không thể tiếp cận để thi công bởi giải phóng mặt bằng thiếu đồng bộ.

Theo đơn vị chủ đầu tư, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng cũng là bài toán nan giải, bởi thiếu tiền đền bù do giá đất tăng cao. Để giải quyết những vướng mắc các Cơ quan ban ngành tỉnh Đắk Lắk, đã triển khai nhiều biện pháp như: Tạm dừng một số công trình, dự án chưa cần thiết để tapạ trung nguồn vốn tỉnh cho dự án; Thực hiện cưỡng chế để lấy mặt bằng giao cho đơn vị thi công thực hiện dự án… Cũng chính những lý do trên, Ban QLDA tỉnh đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án từ năm 2020 – 2024.

Hai dự án “khủng” thay nhau đội vốn…

Như đã nêu trên, trong quá trình thực hiện dự án đơn vị chủ đầu tư là Ban QLDA tỉnh đã không thực hiện đúng cam kết, chậm bàn giao mặt để các đơn vị thi công triển khai, dẫn đến 2 công trình trên đều chậm tiến độ, thậm chí dự án Hồ Yên Ngựa đã tạm ngừng thi công, đắp chiếu, nằm phơi nắng, phơi sương cả năm trời do thiếu vốn giải phóng mặt bằng.

Theo đó, Dự án Hồ Yên Ngựa, có tổng mức đầu tư ban đầu là 305,5 tỷ đồng, nhưng đến nay con số đề xuất mới của đơn vị chủ đầu tư là 480 tỷ đồng (tăng 174,5 tỷ đồng). Do cạn vốn trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đã nằm đắp chiếu cả năm trời và mới được khởi động lại đầu năm 2023 khi tỉnh Đắk Lắk cho tạm ứng 75 tỷ đồng (từ nguồn vốn tiết kiệm chi ngân sách tỉnh năm 2021) để thực hiện chi trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cho nhiều hộ dân tại khu thực hiện dự án.

Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn
Một số hạng mục bị hoen rỉ, sau gần một năm đắp chiếu ở dự án Hồ Yên Ngựa.

Không chỉ “đội sổ” trong việc giải phóng mặt bằng, mà giá trị hợp đồng xây lắp chủ đầu tư là Ban QLDA tỉnh, đã ký với các nhà thầu giai đoạn 1 tăng trên 35 tỷ đồng (từ 163 tỷ đồng, tăng lên hơn 198 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng giá trị hợp đồng xây lắp là do chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng các gói thầu xây lắp vượt mức kinh phí giai đoạn 1 đã phê duyệt; Không thực hiện theo đúng nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh.

Không chỉ dự án Hồ Yên Ngựa, mà dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, cũng đang đổi sổ “khủng” do phát sinh kinh phí trong việc triển khai giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, có tổng mức đầu tưu 1.512 tỷ đồng từ vốn ngân sách Trung ương. Nhưng đến nay theo đề xuất của chủ đầu tư con số đã tăng lên 1.844 tỷ đồng (tăng 332 tỷ đồng). Với số tiền đội vốn lên đến 332 tỷ đồng Bộ Giao thông Vận tải, yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk phải đối ứng để thực hiện dự án.

Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn
Chỉ một số đoạn đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông đã được thảm nhựa

Lý do chính dẫn đến Dự án bị đội vốn so với kế hoạch là quá trình thực hiện, giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao hơn so với giá trị chi phí mặt bằng trong tổng mức đầu tư được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt là 726/394 tỷ đồng, (tăng hơn 84%).

Hai dự án “khủng” nêu trên đều chậm tiến độ, đổi sổ gần nửa ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, “Siêu Ban” này vẫn được tỉnh Đắk Lắk, bàn giao, đang triển khai nhiều dự án có vốn vài trăm tỷ đồng. Đặc biệt, Ban QLDA tỉnh đang là chủ đầu tư Dự án thành phần 3 thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1 - PV) với tổng chiều dài 48km, mức kinh phí gần 6,5 ngàn tỷ đồng. Dư luận đặt câu hỏi tại sao “Siêu Ban” này lại nhận nhiều “đặc ân” khi những dự án lớn đều chậm tiến độ, không thực hiện đúng dự kiến tiến độ và liên tục đội vốn nhưng vẫn được ưu ái?

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: “Siêu Ban” và những dự án “khủng” chậm tiến độ, đội vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.