Chân dung Artist Thành Gốm Việt từ chàng trai học tới lớp 5 chưa biết mặt chữ
Từ khát vọng tạo giá trị cộng đồng, Nguyễn Trung Thành được xem như người “truyền cảm hứng”, giúp tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam.
ĐIỀU KỲ DIỆU Ở CHỐN QUÊ
Ngược dòng thời gian, chúng tôi về nơi ông Nguyễn Trung Thành sinh ra, được biết nơi đây là cái nôi của căn cứ hoạt động cách mạng, cái nôi sản sinh ra những nhân việt nổi tiếng một thời.
Ông Nguyễn Trung Thành sinh ngày 2/9/1979 tại xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là cháu nội của cụ Đội Đô nổi tiếng với căn nhà Pháp cổ gần trăm năm tuổi tại quê nhà.
Từ khi còn học cấp 1, ông được biết đến là học sinh cá biệt vì học tới lớp 5 vẫn chưa biết mặt chữ. Khi học cấp 2 có một "động lực ngầm" khiến ông thay đổi hoàn toàn và trở thành học sinh giỏi nhất trường với khả năng học xuất sắc tất cả các môn toán, văn, lý, hóa, sử, địa... và luôn là tấm gương cho mọi học sinh cùng lứa tuổi vì khả năng vượt khó thay đổi số phận.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, thời ông nội bị đấu lên địa chủ, tài sản bị tịch thu, ngôi nhà cũng bị rào chia ra làm nhiều phần. Bố mẹ làm công nhân gia đình khó khăn nhưng ông Nguyễn Trung Thành có đam mê kinh doanh từ bé.
Ngay từ khi học cấp 1 đã biết mua bút bi và sách vở ở quán gần nhà đem bán cho các bạn trong lớp lấy tiền lãi mua màu về học vẽ và mua bi mắt mèo (bi ve) về để chơi.
Tới năm học lớp 4 đã thay bố mẹ mở quán nước kinh doanh tại nền của một quán cũ nổi tiếng (quán cụ Thăng). Chính thời gian đó, cho ông kinh nghiệm để tiếp tục thay mẹ mang mắm muối ở chợ huyện về bán ở chợ lẻ gần nhà.
Thời gian trôi đi, mơ ước cháy bỏng của ông Nguyễn Trung Thành là thoát li khỏi quê nhà để đi tìm cơ hội cải thiện kinh tế gia đình, làm sao thoát nghèo là được.
Trong hành trình về quê nhà của ông, chúng tôi cũng nghe được thêm nhiều câu chuyện đặc biệt và thú vị từ người làng quê.
Bản tính là người có tố chất thông minh, nhưng việc học hành ở lứa tuổi cấp 1 ông không chú tâm, thậm chí tới khi học lớp 5 rồi mà ông vẫn chưa biết mặt chữ. Điều này, nói ra có lẽ chẳng ai dám tin. Bởi làng trên xóm dưới vẫn được biết tới gia đình nhà ông Thành cùng người thân cũng có truyền thống sư phạm và dạy học thời xưa ở địa phương.
Cái sự học của ông đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, kết thúc thời học phổ ông thì vào đại học. Hay tin ông khi đó đỗ một lúc 2 trường đại học khiến cả huyện cả tỉnh đều trầm trồ và thán phục thêm phần bất ngờ. Nhưng điều đó chưa dừng lại, càng bất ngờ hơn khi ông Thành là người học 2 trường đại học nhưng chưa có bằng đại học đến giờ này.
XOAY CHUYỂN
Năm 2002, ông Nguyễn Trung Thành khởi nghiệp kinh doanh khi đó là sinh viên năm thứ 2 tại học viên bưu chính viễn thông. Với công việc đầu tiên là tiếp thị Mỹ phẩm, sau đó là mở văn phòng mô giới bất động sản, tiếp theo là trường dạy nghề công nghệ thông tin (cũng đã có trên 10 ngàn học viên đã được đào tạo từ trường của tôi về kỹ thuật viên CNTT).
Khi đã có kinh nghiệm, ông Nguyễn Trung Thành đã mở công ty riêng hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: Công ty phần mềm, công ty lắp giáp máy tính, siêu thị điện thoại, công ty vệ sỹ, công ty truyền thông...
Năm 2018, mô hình khởi nghiệp từ kinh doanh gốm sứ gia dụng mang thương hiệu Bát Tràng Family chính thức được anh cho ra mắt và đến nay đã có hơn 100 cơ sở trên toàn quốc.
Thời gian đầu triển khai, anh tốn khá nhiều thời gian công sức mới có thể quản lý vận hành, khai thác khách hàng. Tuy nhiên khi đã vào quỹ đạo, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả đến bất ngờ.
Năm 2020, Liên hiệp HTX OCOP Việt Nam được ông Nguyễn Trung Thành sáng lập và triển khai với sứ mệnh đồng hành cùng thanh niên, người nông dân để hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông tiếp thị cho các sản phẩm.
Đầu năm 2021, ông Nguyễn Trung Thành tiếp tục thành lập Viện Nghiên cứu và Chuyển đổi số ASEAN để xây dựng và đào tạo, chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm hình thành hệ sinh thái trên môi trường số.
Đây được xem là lời giải cho "bài toán" về nguồn nhân lực có tri thức và trình độ cao tại các làng nghề truyền thống hiện nay đang thiếu.
Từ khát vọng đem tạo ra giá trị cho cộng đồng, ông Nguyễn Trung Thành đã nghiên cứu để cho ra đời một chiến lược mang tính đột phá, tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.
Để có được những thành công đó, trong thời gian đầu triển khai, tiếp cận với các làng nghề truyền thống để thực hiện dự án của mình, ông Nguyễn Trung Thành đã nhận ra rất nhiều "rào cản" khiến giá trị của nghệ thuật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa thể "cất cánh".
KHÁT VỌNG
Gần 10 năm bước vào "địa hạt mới", thành quả mà ông Nguyễn Trung Thành gặt hái được sau những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi là sự dịch chuyển rõ nét của lực lượng lao động trẻ trở về với làng nghề truyền thống.
Hiện nay, ông Nguyễn Trung Thành là người sáng lập ra Tập đoàn 1102 Capital Holding, Gốm Gia Tộc Việt, Trung Tâm Ngàn Năm Gốm Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt và Chủ tịch Viện Chuyển đổi số ASEAN...
Là người nhạy cảm, có thể thích ứng mọi hoàn cảnh, mọi thách thức, luôn cháy bỏng thực hiện đam mê, luôn khát khao cống hiến cho làng gốm nói riêng và làng nghề nói chung, luôn nỗ chinh phục chính mình, xây dựng thương hiệu gốm di sản gắn liền với du lịch làng nghề truyền thống, ông Nguyễn Trung Thành được xem như người “truyền cảm hứng”, giúp tạo dựng giá trị xứng tầm cho nghệ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.
Cũng từ đó, nghệ danh Artist Thành Gốm Việt được các chuyên gia trong và ngoài nước xướng gọi như một sự tôn vinh.